Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để phục vụ người dân tốt hơn

TH| 06/06/2022 17:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư là CSDL quốc gia rất quan trọng, gắn với từng người dân, từng gia đình - tế bào của xã hội. Đây là nền tảng, CSDL lớn để hình thành công dân số, xã hội số, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN), góp phần cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và tạo ra các tiện ích tối đa cho người dân.

Định hình hệ sinh thái công dân số

Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các ứng dụng của công nghệ đang ngày càng đi vào đời sống, Chính phủ kịp thời nắm bắt xu hướng tiến hành thực hiện đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CĐS) quốc gia để tiến đến một nền Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và công dân số. Với quyết tâm thực hiện CĐS quốc gia, ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030" gọi tắt là Đề án số 06/CP.

Hệ thống CSDL quốc gia về dân cư ra đời với mục tiêu là một hệ thống thông tin lõi, CSDL "gốc" của toàn bộ công dân Việt Nam. Từ đó là trung gian kết nối CSDL của các bộ, ngành, địa phương để tạo lên sự liên thông dữ liệu phục vụ quản lý dân cư bằng phương thức hiện đại, làm căn cứ cho cơ quan nhà nước khai thác, giúp giảm bớt các giấy tờ, khai báo thông tin, đơn giản hóa các hoạt động hành chính liên quan đến người dân, DN.

Đến nay, CSDL quốc gia về dân cư đã được tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư với trên 17 triệu thông tin bảo hiểm xã hội (BHXH); gần 78 triệu thông tin công dân với trên 133 triệu mũi tiêm chủng; trên 570.000 thông tin dữ liệu về cán bộ, giáo viên; cấp trên 7 triệu số định danh cho trẻ em đăng ký khai sinh... từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số. Theo lộ trình tới đây, các thông tin về y tế, giấy phép lái xe, thẻ tín dụng, an sinh xã hội... tiếp tục được nghiên cứu, tích hợp để thực hiện các yêu cầu đa dạng của người dân trên các lĩnh vực.

Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng xây dựng thành công hệ thống căn cước công dân (CCCD), đến nay đã chính thức đồng loạt cấp thẻ căn cước mới cho công dân trên toàn quốc với nhiều ưu điểm nổi bật (thẻ có gắn chip điện tử với phương án bảo mật cao; bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế, tính thẩm mỹ, bền, đẹp...).

Việc cấp thẻ CCCD gắn chip mở ra cơ hội mới trong việc ứng dụng phát triển các dịch vụ bảo đảm an ninh, an toàn, cải cách hành chính phục vụ người dân và DN. Trong đó phải kể đến thời gian vừa qua, Bộ Công an đã phối hợp với BHXH Việt Nam, Bộ Y tế triển khai tích hợp thông tin bảo hiểm y tế vào thẻ CCCD gắn chip để thí điểm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip vào thay thế thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong công tác khám chữa bệnh. Mục đích nhằm phục vụ người dân và cơ quan y tế xác thực thông tin công dân khi tham gia khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm chính xác, thuận tiện.

Không chỉ vậy, BHXH Việt Nam còn phối hợp với Bộ Công an thực hiện xác thực thông tin công dân trong CSDL quốc gia về dân cư qua số CMND để đối chiếu, đồng bộ (lấy) số CCCD từ CSDL quốc gia về dân cư sang CSDL của BHXH. Cụ thể, BHXH đã có các văn bản gửi bộ, ngành, địa phương đề nghị phối hợp kê khai mã số BHXH, số định danh cá nhân/CCCD khi nộp hồ sơ tham gia BHXH, BHYT nhằm triển khai các nhiệm vụ trong Đề án 06; tiếp tục kết nối, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa BHXH với Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Bộ Tài nguyên và Môi trường; phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối và chia sẻ dữ liệu chứng thực từ bản sao điện tử và các dữ liệu dịch vụ công liên quan đến CSDL quốc gia về bảo hiểm theo quy định hiện hành, đồng thời triển khai thí điểm chứng thực thông tin trên sổ BHXH phù hợp với CSDL quốc gia về bảo hiểm.

Mở tài khoản ngân hàng phục vụ an sinh cho công dân qua hệ thống định danh và xác thực điện tử

Và gần đây nhất, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an với vai trò cơ quan quản lý 02 hệ thống đã thực hiện nghiên cứu các thiết bị để có thể ứng dụng thẻ CCCD vào các hoạt động của ngành ngân hàng như xác thực chủ thẻ CCCD tại quầy thông qua thiết bị đối sánh sinh trắc học có trong thẻ CCCD gắn chip với sinh trắc học của chủ thẻ, hay sử dụng thẻ CCCD thay thể thẻ ATM để rút tiền mặt tại các ATM của ngân hàng.

Với nền tảng của hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, CSDL CCCD, Bộ Công an được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống định danh và xác thực điện tử để định danh một cá nhân, tổ chức trên môi trường số, đồng thời xác thực thông tin của cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính, cũng như tham gia các giao dịch điện tử.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam trong triển khai Đề án 06, để đem lại nhiều tiện ích cho người dân, đặc biệt là trong công tác an sinh xã hội, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đã chủ động phối hợp nghiên cứu với Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước, Cục Bảo trợ xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng một số các ngân hàng thương mại tiến hành nghiên cứu phương án thông qua công tác cấp tài khoản định danh điện tử để thực hiện cấp tài khoản ngân hàng phục vụ chi trả tiền trợ cấp an sinh xã hội cho công dân Việt Nam (gọi tắt là tài khoản an sinh).

Việc cấp tài khoản an sinh như vậy đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Cụ thể, Bộ Công an phối hợp, kết nối với ngân hàng thương mại mở tài khoản ngân hàng cho công dân gắn với số tài khoản định danh điện tử với mục đích phục vụ công tác chi trả an sinh xã hội đảm bảo nhanh nhất, thông tin công dân chính xác nhất và đến đúng đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định của Nhà nước. Khi đó, các cơ quan nhà nước sẽ thực hiện chi trả các chính sách an sinh xã hội cho công dân qua duy nhất một số tài khoản là số mã số định danh điện tử công dân - chuỗi số duy nhất gắn với công dân, nhờ vậy công tác chi trả và giám sát chi trả tiền trợ cấp an sinh xã hội được chính xác, nhanh chóng, đúng người đúng thời điểm, giảm thiểu thủ tục trong quá trình thực hiện.

Về phía công dân, người dân chỉ cần làm thủ tục một lần tại cơ quan công an là sẽ thực hiện được nhiều thủ tục cùng một lúc, không mất nhiều thời gian đi lại nhiều lần. Công dân chỉ cần ghi nhớ một dãy số duy nhất là số định danh cá nhân - số tài khoản định danh điện tử công dân và cũng là số tài khoản ngân hàng phục vụ an sinh xã hội. Công dân có thể kịp thời nhận được hỗ trợ chính sách an sinh xã hội ở nhiều ngân hàng, tạo ra những công cụ thật sự thuận tiện, công dân có thể giao dịch ở mọi lúc mọi nơi, đặc biệt với những giao dịch thiết yếu nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ, an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, tránh giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử để phục vụ người dân tốt hơn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO