Ứng dụng ngân hàng phải là nơi "chứa cả thế giới"
Tháng 7 năm ngoái, chị Vũ Lê Trang (Đội Cấn, Hà Nội) sinh năm 1996, chính thức khởi nghiệp với một nhãn hiệu thời trang tự thiết kế. Một trong những công việc đầu tiên, ngoài tìm vị trí, thuê cửa hàng, theo lời chị, quan trọng không kém là mở tài khoản ngân hàng.
"Khách hàng bây giờ chủ yếu giao dịch qua Internet banking. Chính tôi khi nhập hàng hoặc thanh toán các khoản nguyên liệu cũng vậy. Một ngày vài chục giao dịch cả đi lẫn đến là chuyện bình thường", chị Trang kể.
Với người dùng có tần suất sử dụng cao như chị, việc sử dụng app của ngân hàng nào ảnh hưởng không ít tới công việc. Chị kể, trước đó bản thân chị từng "tập" bán online và sử dụng giao dịch chủ yếu qua app ngân hàng. Tuy nhiên, tình trạng chập chờn, mất kết nối xảy ra khá nhiều. Nếu tiếp tục sử dụng với lượng giao dịch lớn hơn nhiều lần, chị Trang lo có thể xảy ra nhiều rủi ro, bao gồm cả trường hợp giao dịch lỗi, mất tiền oan.
Sau không ít lần thử nghiệm, chị Trang tổng kết, thực tế, một ứng dụng ngân hàng theo "chuẩn 4.0" theo của người dùng như chị ít nhất phải mượt, có tốc độ xử lý nhanh và không hay bị “lag”. Kế đó là các yếu tố thân thiện với người dùng, bảo mật tốt và có nhiều tính năng thông minh.
Chị Trang lấy ví dụ về một trong những app chị ưng ý của TPBank. Sau nhiều tháng sử dụng, mức độ ổn định và tốc độ xử lý của ứng dụng khiến chị bất ngờ. Đặc biệt, với tính năng chuyển tiền, chị khẳng định, có quá nhiều lựa chọn tiện lợi với người dùng như chuyển tiền định kì, chuyển tiền kèm thiệp, hay chuyển tiền có sẵn nội dung theo gợi ý,...
“Dùng app TPBank không còn bực mình bởi những lần chuyển khoản lỗi hoặc hệ thống bị treo nữa. Đối tác bán hàng với mình họ cũng tin tưởng mình hơn,” chị nói.
Sự thông minh chính là cách app dự đoán được nội dung người dùng muốn gửi và sẵn sàng đề xuất. Đó là điều chị Trang không thấy ở những app khác. Điểm cộng lớn cho yếu tố thông minh, tiện lợi còn là khả năng cho phép người dùng tìm kiếm bằng giọng nói (voice search). "Nhiều lúc không rảnh tay, chỉ cần đọc 'lệnh chuyển tiền', là sẽ có một loạt gợi ý, từ danh sách hóa đơn, lệnh chuyển tiền định kì, tới tra cứu lệnh chuyển tiền hay danh bạ chuyển tiền, sẵn sàng cho mình lựa chọn. Đó mới thực sự là trải nghiệm công nghệ", chị Trang nói.
Với chị Nguyễn Ngọc Anh (Mỹ Đình, Hà Nội), tiêu chí quan trọng nhất là một ứng dụng ngân hàng số "chứa cả thế giới". Điều này có nghĩa, một ứng dụng phải giúp người dùng mở rộng kết nối tới nhiều lĩnh vực, từ thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại tới mua sắm, xem phim, đặt vé máy bay, mua bảo hiểm,... Trải nghiệm ấy, theo chị, chỉ có những ngân hàng như TPBank hoặc một số ít đơn vị mới có thể thỏa mãn người dùng.
Không chỉ “mượt và dễ dùng”, điều mà Ngọc Anh đánh giá cao app TPBank cô đang dùng là những dịch vụ ngân hàng số khác đi kèm của ngân hàng, như hệ thống ngân hàng tự động LiveBank luôn phục vụ khách hàng 24/7. Vì ngoài giao dịch qua app ra, cô vẫn có lúc phải đến phòng giao dịch nộp tiền mặt, rút tiền hoặc mở thẻ. “LiveBank có thể giải quyết gần như mọi yêu cầu của mình như phòng giao dịch bình thường vào bất kỳ lúc nào, rất tiện vì mình có thể đến đó ngoài giờ làm việc và cũng chẳng cần phải mang theo thẻ hay chứng minh thư vì hệ thống sẽ nhận diện qua khuôn mặt và vân tay,” cô nói.
"Chọn mặt gửi vàng" với ngân hàng số thực thụ
Quản lý tại một trong những diễn đàn công nghệ lớn nhất Việt Nam khẳng định, không dễ để "những chuyên gia tài chính đi làm một sản phẩm số". Vị này tiết lộ, hướng giải quyết là nhiều ngân hàng bắt tay với đối tác công nghệ. Tuy nhiên, mặt trái là mọi yêu cầu từ cập nhật, chỉnh sửa, ngân hàng đều không thể tự mình làm chủ và có độ trễ. Chưa kể, những đơn vị công nghệ dù "khủng" đến mấy cũng không thể hiểu rõ ngõ ngách hay theo sát mọi vấn đề, nhu cầu của người dùng. Thực tế, dù đặt ra đầu bài chính xác tới đâu, vẫn có những "lệch pha" nhất định giữa hai bên.
Nhìn vào thị trường tại Việt Nam, Nguyễn Đắc Hải, chuyên gia cấp cao trong lĩnh vực Fintech, từng nhiều năm làm việc tại Nhật Bản, Singapore, thừa nhận, người dùng nên lựa chọn những ngân hàng số uy tín trên thị trường để thực sự được nâng tầm trải nghiệm.
Ông lấy ví dụ, nhờ eKYC - phương thức định danh online, những ngân hàng số hàng đầu như TPBank đã sớm đi trước khi giúp người dùng chỉ trong 5 giây có thể mở tài khoản và thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit phi vật lí sử dụng ngay lập tức.
Sự khác biệt chính là ở trải nghiệm, tưởng chừng chỉ khác nhau "một chút" như lời ông Nguyễn Đắc Hải. Theo ông, trong cuộc đua công nghệ số hiện tại, các ngân hàng đều mạnh tay tung ra các tiện ích. Về bề mặt, công nghệ tưởng như cân bằng. Tuy nhiên, trong ngân hàng, để có thêm "một chút" ổn định hay tính năng mới là cả một sự đầu tư lớn thậm chí là khác nhau về gốc rễ.
Theo ông, chỉ những đơn vị thực sự nắm công nghệ lõi, tự làm chủ mọi quy trình và coi app là một sản phẩm công nghệ độc lập để đầu tư, nghiên cứu nghiêm túc mới có sản phẩm chất lượng.
Không chỉ khả năng vận hành tốt hơn hẳn những ngân hàng khác, ứng dụng "có gốc rễ công nghệ" theo lời vị chuyên gia rõ ràng có nhiều dư địa để phát triển, nâng cao hơn nữa trải nghiệm của người dùng.
"Giữa biển app, người dùng nên chọn mặt gửi vàng với những ngân hàng thực sự làm chủ công nghệ để vừa tránh rủi ro, vừa tận hưởng sự khác biệt", ông Hải nói.