Truyền thông

Hành trình của Hiệp ước Biển cả

Ngọc Anh 01/07/2023 10:39

Sau 15 năm thảo luận, bắt đầu từ 2017, đến ngày 19/6/2023, Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), còn gọi là Hiệp ước về Biển cả đã được thông qua tại Liên hợp quốc.

lien-hop-quoc-thong-qua-hiep-dinh-lich-su-ve-bien-ca-20230620092419.jpg
Ngày 19/6/2023, Hiệp ước về Biển cả đã được thông qua tại Liên hợp quốc.

Tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012, các nước đã cam kết “xử lý khẩn cấp vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, trong đó bao gồm quyết định về xây dựng một văn kiện quốc tế trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc.”

Tới năm 2017, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết triệu tập Hội nghị Liên chính phủ để xây dựng văn kiện.

Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua trọng tâm các cuộc thương lượng xoay quanh các khác biệt giữa các luồng quan điểm về khai thác và bảo tồn, giữa khuyến khích nghiên cứu, khai thác và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ lợi ích công bằng giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Sau 15 năm thảo luận và 4 năm đàm phán chính thức, ngày 4/3/2023, tại New York, Hội nghị Liên chính phủ của Liên hợp quốc đã hoàn thành thương lượng Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia với tên gọi Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), còn gọi là Hiệp ước về Biển cả.

Kể từ đó, các chuyên gia pháp lý và các biên dịch viên của Liên hợp quốc đã tích cực rà soát và chuyển ngữ để đảm bảo truyền tải chính xác, nhất quán và trọn vẹn nội dung văn bản thông qua 6 ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc.

Đến ngày 19/6/2023, Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại vùng ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ), còn gọi là Hiệp ước về Biển cả đã được thông qua tại Liên hợp quốc.

Hiệp định gồm 17 Chương, 76 Điều, 2 Phụ lục với nội dung chính xoay quanh một số vấn đề gồm Chia sẻ lợi ích nguồn gene biển; Thiết lập vùng bảo tồn biển; Đánh giá tác động môi trường; Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ; và Vấn đề chung như cơ chế ra quyết định của Hội nghị các quốc gia thành viên, thành lập, vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính...

Sự kiện thông qua Hiệp ước bảo vệ các vùng biển quốc tế là một "thành tựu lịch sử," theo đó tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho việc mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra các vùng biển quốc tế, vốn chiếm 60% diện tích các đại dương trên thế giới.

Hiệp ước sẽ mở rộng phạm vi bảo vệ môi trường ra bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia, vốn đo bằng 200 hải lý (370km) tính từ đường cơ sở. Hơn 60% đại dương nằm bên ngoài vùng EEZ.

Hiệp ước cũng yêu cầu nghiên cứu tác động đối với môi trường từ các hoạt động như thăm dò, khai thác vùng biển sâu.

Hiệp ước lịch sử này cũng được coi là một yếu tố quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào năm 2030, còn biết đến với tên gọi sáng kiến 30x30, được các nước thông qua tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Ða dạng sinh học lần thứ 15 diễn ra tại Montreal (Canada) tháng 12/2022.

Hiệp ước cũng thiết lập các nguyên tắc chia sẻ lợi ích của "nguồn gene biển" (MGR) được thu thập qua nghiên cứu khoa học ở vùng biển quốc tế vốn là một điểm mấu chốt gần như đã khiến các cuộc đàm phán đổ vỡ.

Hiệp định sẽ củng cố hơn nữa UNCLOS 1982 - bản Hiến pháp của đại dương, khuôn khổ pháp lý toàn diện cho mọi hoạt động trên biển; tăng cường chủ nghĩa đa phương, là một dấu mốc mới trong sự phát triển của luật pháp quốc tế và góp phần thực hiện Thập kỷ Liên hợp quốc về khoa học biển phục vụ phát triển bền vững, thực hiện Mục tiêu phát triển thứ 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn tài nguyên biển phục vụ phát triển bền vững.

Sau khi được Liên hợp quốc thông qua, hiệp ước cần được tối thiểu 60 nước thành viên Liên hợp quốc phê chuẩn để có hiệu lực áp dụng.

Giới quan sát nhận định hiệp ước trên sẽ không khó để nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 60 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Nhưng cho dù là một bước tiến lớn trong việc thiết lập quản lý các vùng biển quốc tế, thì vẫn còn nhiều vấn đề phải thảo luận liên quan đến việc thực thi hiệp ước này.

Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia cụ thể hóa và phát triển UNCLOS trên khía cạnh này. Đây là hiệp định thứ 3 thực thi UNCLOS, sau văn kiện về đàn cá di cư và văn kiện nhằm thực thi Phần XI của Công ước.

lien-hop-quoc-thong-qua-hiep-dinh-lich-su-ve-bien-ca-20230620092410.jpg
Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn đàm phán.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Trưởng đoàn đàm phán, nêu rõ trên cơ sở nguyên tắc “nguồn gene biển là di sản chung của nhân loại,” Hiệp định về Biển cả thiết lập khuôn khổ, phương thức chia sẻ lợi ích giúp cho các nước đang phát triển được chia sẻ công bằng lợi ích từ nguồn gene biển, bao gồm cả chuỗi thông tin số hóa nguồn gene biển (DSI).

“Chia sẻ lợi ích” không chỉ đề cập đến lợi ích tài chính, mà còn mở ra cho các nước đang phát triển thêm cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học biển, nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.

Hiệp định về Biển cả quy định về biện pháp phân vùng bảo tồn biển (ABMT), nhằm cân bằng giữa bảo tồn và sử dụng bền vững những khu vực cần được bảo vệ.

Bên cạnh đó, các quy định về đánh giá tác động môi trường cũng được kỳ vọng sẽ góp phần cân bằng giữa nhu cầu phòng ngừa tác hại do các hoạt động trên biển cả gây ra đối với đa dạng sinh học biển với nhu cầu khuyến khích nghiên cứu khoa học biển.

Hiệp định cũng thành lập và vận hành các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính./.

Bài liên quan
  • 41 năm UNCLOS 1982: Văn kiện pháp lý toàn diện về biển và đại dương
    Năm 2023 đánh dấu 41 năm UNCLOS được Hội nghị LHQ lần thứ 3 về Luật Biển thông qua (10/12/1982 - 10/12/2023). Nhân dịp này, TS. Lê Thị Tuyết Mai - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ - đã có bài viết khá toàn diện về UNCLOS.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Hành trình của Hiệp ước Biển cả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO