Chuyển đổi số

Hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới sáng tạo

Minh Thiện 28/02/2025 16:48

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chính phủ Nhật Bản hợp tác hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, hướng tới các mục tiêu phát triển nền vững mà Liên Hợp Quốc đã đề ra.

Kết nối đa phương hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

UNDP và Đại sứ quán Nhật Bản vừa kí kết Thỏa thuận trao đổi để khởi động sáng kiến “Nâng cao năng lực hỗ trợ đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC)”. Mục tiêu của sáng kiến là giúp tăng cường hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST), nâng cao vị thế của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp. Nhờ đó, các DN trong nước sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, giải quyết các thách thức xã hội, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm. Sáng kiến hỗ trợ mục tiêu của Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, cho biết: “Dự án được triển khai vào thời điểm quan trọng đúng lúc Việt Nam ưu tiên đầu tư và tạo đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng cao và bền vững.”

Bà cũng khẳng định cam kết của UNDP trong việc thúc đẩy hệ sinh thái ĐMST quốc gia. “Thông qua việc mở rộng cơ hội tiếp cận vốn, nâng cao kỹ năng và thúc đẩy hợp tác, dự án sẽ giúp phát huy tối đa tiềm năng của các DN khởi nghiệp tại Việt Nam”, bà Ramla Khalidi cho biết thêm.

408-202502281555451.jpg
Từ trái sang phải: Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki; và ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC ký thỏa thuận. (Ảnh: UNDP).

Dự án tập trung vào tăng cường hệ sinh thái ĐMST quốc gia với phương pháp tiếp cận hệ thống, thu hút sự tham gia của các bên liên quan gồm các cơ quan chính phủ, các nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, vườn ươm DN, trường đại học, viện nghiên cứu, các tổ chức hỗ trợ phát triển DN và các nhà khởi nghiệp.

Bên cạnh việc hỗ trợ những chủ thể này và thúc đẩy sự kết nối giữa họ, dự án cũng hướng đến xây dựng môi trường thuận lợi thông qua việc hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý, hỗ trợ tài chính, tiếp cận thị trường và phát triển văn hóa ĐMST.

Dự án đặc biệt chú trọng đến vấn đề trao quyền cho phụ nữ, xóa bỏ rào cản đối với sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực ĐMST thông qua các đánh giá và mạng lưới hỗ trợ. Thông qua các hoạt động phân tích dữ liệu và nâng cao tiếng nói của phụ nữ, dự án đặt mục tiêu thu hút ít nhất 30% DN khởi nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vào các sáng kiến quan trọng, tích hợp các quan điểm đa dạng vào quá trình ĐMST.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ: “Tôi tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta. Nhật Bản đã xác định chuyển đổi số và ĐMST là một trong những lĩnh vực hợp tác trọng điểm, điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ tập trung hợp tác với NIC - một tổ chức mang tính biểu tượng thúc đẩy tiến trình này".

Đại sứ Ito Naoki tin rằng việc triển khai dự án viện trợ không hoàn lại dành cho NIC với sự hợp tác của UNDP - tổ chức có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đặc biệt trong lĩnh vực này - là bước đi rất kịp thời trong giai đoạn phát triển quan trọng này của Việt Nam.

Đại sứ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tư tạo tác động xã hội nhằm giải quyết các thách thức mà Việt Nam đang đối mặt.

Những mục tiêu chính của Dự án

Dự án có thời gian thực hiện 18 tháng, tập trung vào ba kết quả chính.

Một là tạo môi trường đầu tư thuận lợi: Hỗ trợ thành lập Quỹ ĐMST Việt Nam (VIF) trực thuộc NIC, xây dựng mô hình vận hành vững chắc theo các mô hình quốc tế, bao gồm các chỉ số đo lường tiến độ rõ ràng.

Hai là củng cố hệ sinh thái ĐMST quốc gia. Một phần quan trọng của sáng kiến này là thành lập Trung tâm Ươm tạo (không gian làm việc chung) tại NIC Hòa Lạc, hỗ trợ DN phát triển nhanh hơn bằng phương pháp thiết kế và thử nghiệm, đồng thời thúc đẩy đồng đổi mới bằng cách kết nối DN Việt Nam với các tổ chức quốc tế để giải quyết các thách thức xã hội.

Ba là nâng cao kỹ năng và năng lực ĐMST: Triển khai các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản trị ĐMST và tư duy thiết kế, hợp tác với các tổ chức hàng đầu, nhằm trang bị cho DN, trung tâm ĐSMT và cán bộ chính phủ những công cụ cần thiết để thúc đẩy ĐMST.

408-202502281555452.jpg
Đại diện UNDP, Đại sứ quán Nhật Bản và Trung tâm ĐMST Quốc gia Việt Nam tham gia Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác.

Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC, nhận định: "Đây là dấu mốc quan trọng trong chặng đường hợp tác lâu dài và hiệu quả giữa các đối tác Nhật Bản, UNDP và NIC. Các kết quả của Dự án là hết sức thực tiễn, đáp ứng đúng yêu cầu của NIC trong năm 2025 và 2026, đặc biệt là việc hoàn thiện mô hình Quỹ ĐMST Quốc gia và thiết lập một không gian làm việc chung tại NIC Hòa Lạc, với tầm nhìn đưa NIC Hòa Lạc trở thành điểm đến của ĐMST quốc gia và khu vực".

Dự án hướng tới các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), đặc biệt là SDG 8 - Việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế; SDG 9 - Công nghiệp, ĐMST và hạ tầng; và SDG 12 - Sản xuất và tiêu dùng có trách nhiệm. Dự án cũng nhất quán với Chương trình Hợp tác Quốc gia của UNDP tại Việt Nam, lấy thịnh vượng cho tất cả mọi người và ĐMST là những động lực quan trọng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nước./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyển "trạng thái mới" cho chuyển đổi số quốc gia
    Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá cao 4 đơn vị thuộc khối chuyển đổi số của Bộ đã triển khai các công tác chuyển đổi số thành công từ cuối năm 2018 và yêu cầu các đơn vị "chuyển trạng thái", tập trung kiến tạo thể chế, thể hiện rõ vai trò dẫn dắt quốc gia.
  • Ứng dụng AI: Đường đua mới của ngành năng lượng
    Các chuyên gia đến từ Intel, Viettel và các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đã quy tụ tại hội thảo chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và câu chuyện về trí tuệ nhân tạo, quản trị dữ liệu lớn và hạ tầng cloud, bệ phóng số cho năng lượng thông minh
  • Chuyển đổi số theo tinh thần “làm ngay, làm kịp thời, làm có chất lượng”
    Sau hơn hai tuần triển khai Kế hoạch số 02-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương, công cuộc chuyển đổi số liên thông, đồng bộ trong hệ thống chính trị đã và đang chuyển mình mạnh mẽ. Kết quả bước đầu là tín hiệu tích cực, song cũng đặt ra không ít thách thức cần được nhận diện đúng và xử lý kịp thời để tránh trở thành điểm nghẽn, đảm bảo tiến độ và hiệu quả toàn diện.
  • Tập huấn sử dụng Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp về Nghị quyết 57
    Tập huấn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành, đảm bảo bảo mật thông tin, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để tiếp nhận và xử lý kịp thời phản ánh, kiến nghị, sáng kiến, giải pháp từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho phát triển KH,CN, ĐMST và CĐS quốc gia.
  • Gia tăng tấn công hệ thống ICS tại các công trình xây dựng, nhà máy
    Việc ứng dụng công nghệ số như trí tuệ nhân tạo và tự động hóa mang lại nhiều cơ hội lớn, giúp tối ưu các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này cũng đi kèm không ít rủi ro an ninh mạng và ngành xây dựng đang trở thành mục tiêu tấn công ICS hàng đầu tại khu vực.
  • AI làm việc với con người và giúp con người làm việc hiệu quả hơn
    Trí tuệ nhân tạo đã xuất hiện tại nơi làm việc và có tiềm năng biến đổi mạnh mẽ như động cơ hơi nước đã làm đối với Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 19.
  • PGDC 2025: Khơi nguồn sáng tạo - Kiến tạo tương lai ngành game Việt
    Hội thảo Phát triển Game PTIT - PGDC 2025 là sự kiện chuyên sâu đầu tiên về phát triển game do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tổ chức, thu hút khoảng 500 lượt người tham dự.
  • Nhật Bản cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn, AI
    Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Iwaya Takeshi khẳng định Nhật Bản sẽ tích cực hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trí tuệ nhân tạo.
  • Sinh viên từ Việt Nam thắng giải về AI của AWS
    Được đồng tổ chức bởi Amazon Web Services (AWS) và AI Singapore (AISG), giải đấu lần đầu mở rộng quy mô khu vực Regional LLM League đã thu hút 1.300 sinh viên tham gia đến từ các cơ sở giáo dục đại học của 6 quốc gia: Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
  • Đã có thay đổi tích cực trong phân công trách nhiệm về an ninh mạng OT
    Kết luận trên chính là những thay đổi tích cực ghi nhận trong Báo cáo tình trạng an ninh mạng trong lĩnh vực công nghệ vận hành (OT) toàn cầu năm 2025 (2025 State of Operational Technology and Cybersecurity Report) về việc bảo mật công nghệ, an ninh mạng trong bối cảnh các mối đe dọa IT/OT ngày càng phát triển.
Hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới sáng tạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO