Truyền thông

Hoạt động truyền thông chính sách cần được coi trọng

Hồng Nhung 29/11/2024 18:28

Truyền thông chính sách là cách thức các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các hoạt động đưa chính sách của nhà nước đến với nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của dư luận trước khi ban hành hoặc tổ chức thực thi chính sách.

Tạo sự đồng thuận mạnh mẽ

Truyền thông chính sách là quá trình giao tiếp và trao đổi thông tin liên quan đến các chính sách công, nhằm mục đích cung cấp thông tin, giải thích, và thảo luận về các vấn đề chính sách nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các chủ thể trong xã hội góp phần hoàn thiện quá trình chính sách bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của người dân.

Công tác truyền thông chính sách được chú trọng và đổi mới kể từ sau Đại hội XIII của Đảng, nhằm quán triệt hiệu quả, kịp thời Nghị quyết Đại hội Đảng và các nghị quyết trung ương tới các đảng viên, cán bộ lãnh đạo, công chức viên chức trong hệ thống chính trị. Nhiều sáng kiến và cách làm mới đã được Trung ương triển khai trong toàn hệ thống chính trị từ sau Đại hội: các hoạt động học tập nghị quyết, quán triệt các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã được tổ chức rộng rãi theo hình thức trực tuyến tới tất cả các tổ chức cơ sở đảng trên toàn quốc.

anh-bai-ttcs.jpg
Diễn đàn Tổng biên tập với chủ đề "Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí" đã gợi mở nhiều vấn đề để hướng tới hiệu quả của công tác truyền thông chính sách tại Việt Nam.

Công tác truyền thông về hiệu quả hoạt động của Quốc hội được đặc biệt chú trọng, với nhiều đổi mới rõ rệt. Mỗi kỳ họp, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có đề án truyền thông chi tiết với các mục tiêu, nhiệm vụ và thông điệp cụ thể, bảo đảm tuyên truyền đậm nét. Điều này cho thấy, công tác truyền thông là một trong những phương thức quan trọng để gia tăng hiệu quả giám sát và quyết nghị các vấn đề lớn, chính sách lớn của Quốc hội.

Dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ công tác chủ động truyền thông chính sách trong toàn hệ thống chính quyền từ trung ương tới địa phương với hàng trăm hội nghị trực tuyến toàn quốc đã diễn ra. Việc kiện toàn bộ máy luôn có sự tham gia của lực lượng truyền thông chính sách, với các kế hoạch truyền thông chi tiết, các thông điệp truyền thông cụ thể, dễ nhớ, dễ làm được ban hành trong từng giai đoạn. Công tác truyền thông chính sách của Chính phủ đã được nâng lên một tầm cao mới.

Hệ thống báo chí, truyền thông (Bao gồm cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước, các báo, đài, các trang thông tin điện tử tổng hợp, hệ thống thông tin ở cơ sở, các phương thức truyền thông mới qua mạng xã hội, tin nhắn qua hệ thống viễn thông…) đã góp phần rất lớn vào việc truyền tải kịp thời những thông điệp, nội dung quan trọng về chính sách của Nhà nước.

Các cổng thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước đang hoạt động ngày một tốt hơn, đặc biệt, Cổng thông tin điện tử Chính phủ (cả trên web và trên các nền tảng mạng xã hội) đã và đang thể hiện rõ vai trò là nơi cung cấp thông tin nguồn và định hướng tuyên truyền rất hiệu quả về công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tới các tầng lớp nhân dân và cho báo chí, truyền thông.

Việc đổi mới công tác truyền thông chính sách ở Việt Nam đã góp phần tăng cường minh bạch và công khai thông tin trong truyền thông chính sách; Sự tham gia của công chúng vào quá trình xây dựng chính sách ngày càng được quan tâm; Bước đầu đã có sự ứng dụng công nghệ số và truyền thông đa phương tiện trong truyền thông chính sách; Hoạt động truyền thông chính sách đang chuyển đổi từ truyền thông một chiều sang đối thoại hai chiều và đa chiều; Truyền thông chính sách đã góp phần nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách.

Từng bước đổi mới công tác truyền thông chính sách

Truyền thông chính sách được coi là phương thức quan trọng để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, tự giác chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” là một nỗ lực thể hiện sự thay đổi lớn về công tác truyền thông chính sách.

Đến nay công tác truyền thông chính sách vẫn còn có những tồn tại, hạn chế cần khắc phục: Bộ máy và đội ngũ truyền thông chính sách đang thiếu bộ phận chuyên trách về truyền thông. Đa số nhân lực làm công tác truyền thông ở cơ quan nhà nước chưa được chuẩn hóa, từ khâu tuyển dụng không có vị trí việc làm được thiết kế cho công tác này, cho tới bố trí nhiệm vụ, đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về truyền thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền nhìn chung còn nghèo nàn, hạn chế, chưa đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ.

Hiện chưa có sự đồng nhất về cơ quan giao làm công tác truyền thông chính sách của bộ, ngành, địa phương. Các đơn vị chưa được cấp kinh phí để thực hiện truyền thông chính sách. Việc cấp kinh phí chưa được quy định rõ dành cho công tác truyền thông chính sách. Lực lượng báo chí vẫn đóng vai trò chủ lực trong việc hỗ trợ truyền thông chính sách đứng trước nhiều thách thức, khó khăn về nguồn lực đầu tư để thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ để sản xuất và đưa nội dung báo chí lên chiếm lĩnh, lan tỏa rộng trên không gian mạng. Các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đang gặp khó khăn cho việc bảo đảm nguồn kinh phí cho hoạt động truyền thông chính sách.

Để nâng cao hiệu hoạt động truyền thông chính sách trong điều kiện hiện nay, cần thay đổi nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông chính sách là một nhiệm vụ, một chức năng của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó định hình bộ máy chuyên trách và hình thành vị trí việc làm phù hợp cho công tác truyền thông của cơ quan nhà nước; Cần xây dựng công cụ, phương thức đo lường, đánh giá được hiệu quả truyền thông chính sách qua các phương thức (báo chí, thông tin cơ sở, truyền thông xã hội, cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước…) để nhận biết được cách làm hiệu quả và không hiệu quả; Các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước cần đổi mới cách làm và ứng dụng các công nghệ mới để tăng tương tác với người dân.

Nhà nước cần có các chính sách và nguồn lực hỗ trợ các cơ quan báo chí đổi mới công nghệ, chuyển đổi số để chiếm lĩnh và dẫn dắt dư luận, truyền thông chính sách hiệu quả trên không gian mạng; Cần có nền tảng công nghệ để làm báo trên không gian số, tăng chi cho ứng dụng công nghệ để các cơ quan báo chí chủ lực của quốc gia, của địa phương và các báo điện tử giữ được uy tín và sự ảnh hưởng lớn đối với xã hội; Tiếp tục đầu tư, xây dựng, hiện đại hóa đài truyền thanh cấp xã trong hoạt động thông tin cơ sở; Xây dựng quy tắc văn hóa ứng xử trong truyền thông chính sách ở các bộ, ngành và địa phương; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ truyền thông.

Nhà nước xem công tác truyền thông chính sách như là một loại hình cung cấp dịch vụ sự nghiệp công phải cung cấp cho xã hội là cần thiết, qua đó có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động truyền thông chính sách, trong đó có cả việc tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ cho báo chí, cho lực lượng thông tin cơ sở; Tăng cường đặt hàng, giao nhiệm vụ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan báo chí tham gia truyền thông chính sách bảo đảm cơ bản các sản phẩm của báo chí có nội dung truyền thông về chính sách ở cả các bước, các khâu của quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • AI sẽ tác động như thế nào đến an ninh mạng vào năm 2025?
    Từ các hệ thống phòng thủ dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đến các chiến thuật tấn công bằng phần mềm tống tiền (ransomware) ngày càng tinh vi, năm 2025 đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới cho ngành an ninh mạng.
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế TP. HCM - Nhìn từ thành công của Singapore trên góc độ công nghệ và kỹ thuật
    Việt Nam đang có tham vọng xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và Đà Nẵng thành các trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
  • Hội nghị WEF lần thứ 55: Hợp tác trong kỷ nguyên thông minh
    Nhận lời mời của Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ trong hai ngày 21 và 22/1/2025.
  • Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh ký hợp tác song phương
    Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI), Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Đây là hợp tác song phương đầu tiên của trường đại học danh tiếng thế giới với một viện nghiên cứu, hệ thống bệnh viện đa khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
  • Thủ tướng làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu
    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, chiều 19/1/2025, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU).
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Hoạt động truyền thông chính sách cần được coi trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO