Học sinh Việt Nam lọt TOP 10 toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI

Minh Thiện| 12/06/2022 11:29
Theo dõi ICTVietnam trên

Vượt qua hàng trăm đội thi trên toàn cầu, đội Sky-Line Humanitarian đến từ trường THPT Sky-Line, Đà Nẵng, Việt Nam đã xuất sắc trở thành một trong 10 đội chiến thắng chung cuộc về ứng dụng AI.

Microsoft vừa chính thức công bố danh sách 10 đội chiến thắng cuộc thi sáng tạo công nghệ Imagine Cup Junior 2022. Đội thi Sky-Line Humanitarian đến từ trường THPT Sky-Line, Đà Nẵng đã xuất sắc trở thành 1 trong 10 đội chiến thắng.

Học sinh Việt Nam khẳng định khả năng TOP đầu toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI - Ảnh 1.

Các thành viên đội Sky-Line Humanitarian

Năm nay, cuộc thi đã thu hút hàng nghìn học sinh trên toàn cầu trong độ tuổi 13 - 18 với những ý tưởng sáng tạo khiến Ban Giám khảo đã rất vất vả mới đưa ra được kết quả cuối cùng. Với chủ đề AI for Humanitarian Action, Sky-Line Humanitarian đã sử dụng công nghệ AI để tìm kiếm và kết nối nhóm máu phù hợp với bệnh nhân, sau đó sẽ khuyến khích người dùng hiến máu bằng những phân tích chi tiết và kỹ lưỡng.

Rick Herrmann, Phó Chủ tịch Giáo dục Khu vực Công Toàn cầu, Microsoft, chia sẻ: "Tại Microsoft, chúng tôi luôn bị ấn tượng bởi sự sáng tạo trong các giải pháp của thế hệ sinh viên tương lai. Mỗi học sinh tham gia đều mang hết tâm huyết của mình vào dự án của mình, điều đó thực sự đã làm xiêu lòng tất cả ban giám khảo".

Imagine Cup Junior là cuộc thi do Microsoft tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm thúc đẩy các kỹ năng sáng tạo và niềm yêu thích công nghệ ở lứa tuổi học sinh thông qua việc sử dụng AI để hỗ trợ và thay đổi các vấn đề trên thế giới như những thách thức về môi trường, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng, nâng cao khả năng tiếp cận và hòa nhập, các vấn đề quyền con người, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa,... qua đó, giúp học sinh nuôi dưỡng niềm yêu thích công nghệ và dùng công nghệ giải quyết các vấn đề thực tế của cuộc sống. 

Theo đó, 5 lĩnh vực chính của cuộc thi bao gồm: AI cho Trái đất, AI trong Di sản văn hóa, AI nâng cao khả năng của con người, AI cho Hoạt động nhân đạo và AI cho Sức khỏe.

Học sinh Việt Nam khẳng định khả năng TOP đầu toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI - Ảnh 2.

Các bài thi được đánh giá chấm điểm dựa trên 6 tiêu chí: Tính mới mẻ sáng tạo; Mức độ ứng dụng AI; Tiềm năng tạo tác động cho xã hội và toàn cầu; Tính sáng tạo trong trình bày ý tưởng; Tính đạo đức (khả năng tuân thủ các nguyên tắc AI của Microsoft) và Khả năng giải quyết vấn đề An ninh mạng. Đồng hành cùng các đội thi là những chuyên gia, đội ngũ kỹ sư CN giàu kinh nghiệm của Microsoft và các đối tác đào tạo.

Bà Nguyễn Quỳnh Trâm, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi rất vui mừng khi Việt Nam có đại diện lọt Top 10 cuộc thi Imagine Cup Junior ngay trong lần đầu tiên tham dự. Mặc dù cuộc thi được tổ chức trong bối cảnh đại dịch chưa ổn định và học sinh chưa quay trở lại trường học, nhưng chúng tôi thực sự ấn tượng với những ý tưởng, sự sáng tạo và nỗ lực của các em trong việc ứng dụng AI. Tôi tin rằng Imagine Cup Junior sẽ tiếp tục là một sân chơi bổ ích cho học sinh Việt Nam học tập và trải nghiệm sâu hơn về AI, giúp các em tự tin vận dụng công nghệ để vươn lên trong cuộc sống,  đóng góp cho cộng đồng và thế giới."

Học sinh Việt Nam khẳng định khả năng TOP đầu toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI - Ảnh 3.

Đội thi Sky-Line Humanitarian gồm 05 học sinh lớp 12 trường THPT Sky-Line Đà Nẵng là Nguyễn Anh Hào, Trần Nguyễn Diệu Khê, Nguyễn Phú Hoàng Long, Tô Đình Nhật Anh, và Nguyễn Quang Minh. 

Em Nguyễn Anh Hào, đại diện Sky-Line Humanitarian, chia sẻ: "Chúng em lựa chọn đề tài này vì hiện tại có rất ít công cụ nào để chứa và cho phép tìm kiếm những dữ liệu liên quan đến nhóm máu. Đồng thời, việc tìm kiếm những nhóm máu cần thiết cho bệnh nhân hiện đang là một vấn đề khó khăn do hạn chế trong việc kết nối giữa bệnh viện và người hiến máu."

Học sinh Việt Nam khẳng định khả năng TOP đầu toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI - Ảnh 4.

Năm 2022, Imagine Cup Junior lần đầu tiên được phát động tại Việt Nam. Với tổng số đội tham gia là 107, Việt Nam là nước xếp thứ 4 trên toàn thế giới về số lượng bài dự thi nộp về Ban tổ chức (chỉ đứng sau Mỹ, Ấn Độ và Úc) và đứng đầu khối các nước Châu Á Thái Bình Dương về số lượng đội đăng ký tham gia.

10 đội chiến thắng cuộc thi Imagine Cup Junior 2022 theo thứ tự bảng chữ cái:

• ARISE (Nepal): là một ứng dụng tương tác tích hợp AI để tăng cường khả năng tiếp cận các trang thiết bị phòng thí nghiệm hóa học sử dụng chuyển động và công nghệ tăng cường thực tế ảo AR.

• AutoCrab (Hong Kong): là một cảm biến AI để theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước trong các trại nuôi cua cà ra (cua lông).

• Clean Up Crew (Úc): là thiết bị AI toàn năng giúp thu thập và phân loại vật liệu phế thải để được tái chế đúng cách.

• Earthatarian (Vương quốc Anh): Earthatarian là một ứng dụng được hỗ trợ bởi AI để giảm rác thải thực phẩm bằng cách dự đoán 'hạn sử dụng thực tế' của các mặt hàng thực phẩm dự trữ và theo dõi mức tiêu thụ thực phẩm.

• HACKRR, Philippines: WTFact là một tiện ích kiểm tra tính xác thực sử dụng AI để phát hiện tin tức giả mạo và làm cho người dùng Internet nhận biết được các thông tin sai lệch trên không gian mạng.

• NeuSparks (Trung Quốc): sử dụng Azure AI và họ máy để chuyển các bản nhạc dân gian sang định dạng kỹ thuật số (MIDI) để có thể dễ dàng truyền tải, và hỗ trợ việc tạo và phối lại bản nhạc.

• Sea Waste Scavengers (Indonesia): Dự án AI này là một con tàu chạy hoàn toàn bằng điện từ năng lượng mặt trời và thủy năng. Con tàu có thể theo dõi, xác định vị trí và thu gom rác thải nhựa rồi chuyển đến nhà máy tái chế.

• Sky-Line Humanitarian (Việt Nam): là ứng dụng di động tích hợp AI kết nối bệnh viện và người hiến máu theo nhóm máu, đồng thời cũng khuyến khích mọi người hiến máu thông qua tuyên truyền.

• Team Sensory Metaverse (Ấn Độ): Sensory Metaverse là một chương trình thực tế ảo gồm một chiếc tai nghe và một bộ quần áo giúp người dùng không chỉ nhìn thấy mà còn cảm nhận được thực tế ảo.

• VORA (Hoa Kỳ): VORA là một công cụ hỗ trợ nhận dạng hình ảnh dành cho người khiếm thị./.


Bài liên quan
  • Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong báo chí hiện đại
    Trí tuệ nhân tạo đang mở ra những cơ hội mới cho báo chí, từ việc nâng cao chất lượng nội dung đến việc tăng cường tác động xã hội. Nó giúp tăng cường hiệu suất làm việc, giảm bớt gánh nặng công việc thủ công và tạo điều kiện để nhà báo tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo và phân tích…
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Học sinh Việt Nam lọt TOP 10 toàn cầu về ý tưởng ứng dụng AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO