Việc áp thuế diễn ra trong bối cảnh các mô hình chi tiêu thay đổi cùng với việc người dân phải làm việc từ xa do khủng hoảng Covid-19, đã ảnh hưởng đến tài chính của nước này.
Cơ quan chức năng của Indonesia cho biết họ đã gán mã số thuế cho Amazon Web Services, Netflix, Spotify và Google khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Google Ireland và các đơn vị Google LLC.
Theo một nghiên cứu dự báo của Google, Temasek Holdings và Bain&Company, Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới với dân số gần 270 triệu người, đang trải qua sự bùng nổ về kinh tế số, dự kiến sẽ đạt tới 130 tỷ USD vào năm 2025.
Do tác động của đại dịch, dự kiến doanh thu nhà nước giảm 13% hàng năm trong năm nay, cộng với gần 50 tỷ USD chi cho cuộc chiến chống lại Covid-19 sẽ làm tăng gấp 3 lần mức thâm hụt ngân sách năm 2020.
Theo quy định mới, các công ty nước ngoài không có đại diện bán các sản phẩm và dịch vụ số ở Indonesia trị giá ít nhất 600 triệu rupiah (41.667 USD) mỗi năm hoặc tạo ra lưu lượng truy cập hàng năm từ ít nhất 12.000 người dùng sẽ phải trả 10% VAT.
Hestu Yoga Saksama, người phát ngôn của cơ quan thuế Indonesia cho biết sẽ tiếp tục liên lạc với các doanh nghiệp có liên quan ở nước ngoài... Theo đó, số lượng công ty phải chịu áp thuế VAT cho các sản phẩm số có thể sẽ tăng lên.
Pát ngôn viên của Netflix cho Reuters biết công ty này sẽ tuân thủ quy định mới của Indonesia. "Chính phủ các nước ban hành các quy định về thuế VAT và ở các quốc gia chúng tôi hoạt động, Netflix sẽ tôn trọng các quy định".
Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra về Indonesia và các quốc gia khác để chấp nhận hoặc xem xét các loại thuế các dịch vụ số, nhưng Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Muyani Indrawati cho biết động thái VAT không phải là nguyên nhân của việc này.