Chuyển đổi số

Indonesia thúc đẩy chính phủ số, ưu tiên bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng

Anh Minh 13/10/2024 14:38

Bảo vệ dữ liệu là ưu tiên hàng đầu của các dịch vụ chính phủ số của Indonesia, vì Indonesia đang nỗ lực củng cố lòng tin công dân khi đẩy nhanh chính phủ số.

Thử nghiệm nền tảng chính phủ số mới

Indonesia đang triển khai một bản phát hành giới hạn cho nền tảng chính phủ số mới mang tên INA Digital. Trong giai đoạn đầu, 40.000 người dân Indonesia và 10.000 công chức sẽ tham gia thử nghiệm các dịch vụ của INA Digital và cung cấp phản hồi.

Trong giai đoạn tiếp theo, 136 cơ quan chính phủ trung ương và địa phương tham gia thử nghiệm ứng dụng. Dự kiến, bản phát hành công khai sẽ diễn ra vào đầu năm 2025 và bao gồm 3 dịch vụ cốt lõi: INA Ku (cổng dịch vụ công), INA Gov (cổng hành chính chính phủ) và INA Pas (hệ thống nhận dạng số).

e-gov1.jpg.jpg
Indonesia đang nỗ lực củng cố lòng tin công dân khi đẩy nhanh chính phủ số. (Ảnh: Internet)

Hệ thống INA Pas sử dụng công nghệ sinh trắc học khuôn mặt và công nghệ liveness detection để xác minh danh tính người dùng. Liveness detection hay còn được gọi là xác định thực thể sống, giúp đo lường, phân tích các đặc điểm, phản ứng vật lý với mục đích xác định mẫu thu thập có được chụp bởi thực thế sống hay không.

Nói đơn giản thì đây là công nghệ thông minh giúp xác định người thật, ngăn chặn những hành vi giả mạo khuôn mặt bằng những hình ảnh, hình in, video, mặt nạ… Từ đó đảo bảo sự chính xác xuyên suốt quy trình định danh khách hàng điện tử eKYC.

Sau khi đăng ký thành công, INA Pas sẽ cung cấp một cổng đăng nhập một lần cho công dân, cho phép họ truy cập vào nhiều dịch vụ của chính phủ.

INA Pas hoạt động trên hạ tầng hiện có của Indonesia, gọi là Identitas Kependudukan Digital (IKD), với mục tiêu cung cấp quyền truy cập hiệu quả cho công dân vào các dịch vụ công (DVC) thông qua ứng dụng điện thoại thông minh.

Mặc dù chỉ có 3,8% dân số Indonesia đã kích hoạt hệ thống Identitas Kependudukan Digital (IKD) tính đến tháng 6, nhưng quốc gia này đang nỗ lực thúc đẩy việc áp dụng thông qua các chiến dịch giáo dục công chúng và hợp tác với cả các công ty nhà nước và tư nhân.

Việc tích hợp IKD với các dịch vụ như SATUSEHAT, một nền tảng hồ sơ sức khỏe số, cũng được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng số lượng người sử dụng.

Về những tiến bộ trong xây dựng chính phủ điện tử (CPĐT), mới đây Indonesia đã gặt hái thành công ban đầu khi tăng 13 bậc từ vị trí 77 lên vị trí 64 trong số 193 quốc gia trong Khảo sát CPĐT 2024 do Vụ Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc (UN DESA) công bố tại New York hồi tháng 9 vừa qua.

Indonesia đã cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và mở rộng các chương trình giáo dục số để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ CPĐT, báo cáo cho biết.

Nhìn chung, trong báo cáo năm nay, chỉ số phát triển CPĐT (EGDI) của tất cả các thành viên ASEAN đã đạt được tiến bộ đáng kể.

e-govt-survey-2024-eng-1-1726806.jpg
Trợ lý Tổng thư ký phụ trách Phát triển Kinh tế của UN DESA, ông Navid Hanif, nhấn mạnh rằng quản trị số đang đạt được những tiến bộ đáng kể trên toàn thế giới, theo báo cáo CPĐT năm 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh: Liên hợp quốc)

Ưu tiên bảo vệ dữ liệu, an ninh mạng

Bảo vệ dữ liệu là ưu tiên hàng đầu của ba dịch vụ số của Indonesia - INA Pas, INA Ku và INA Gov - vì củng cố lòng tin của công dân là ưu tiên hàng đầu khi Indonesia đẩy nhanh chính phủ số tại quốc gia này.

Chi tiết hơn thì INA Pas là nền tảng nhận dạng số quốc gia dành cho công chúng dưới dạng đăng nhập một lần để truy cập nhiều dịch vụ số của chính phủ trong INA Ku. Còn INA Ku là cổng thông tin DVC cung cấp nhiều dịch vụ số của chính phủ, chẳng hạn như dịch vụ y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội và cảnh sát. Và INA Gov dành cho công chức dưới dạng cổng thông tin dịch vụ hành chính để truy cập các ứng dụng quản lý nhân sự.

Tội phạm mạng là một thách thức lớn. 23% tổng số sự cố mạng toàn cầu vào năm 2023 xảy ra ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo IBM. Trong khi đó, Indonesia đã phải đối mặt với một cuộc tấn công mạng vào cơ sở Trung tâm dữ liệu quốc gia của chính phủ vào tháng 6. Rò rỉ dữ liệu cá nhân vẫn là một vấn đề dai dẳng.

Indonesia xếp hạng 48/176 quốc gia trong chỉ số an ninh mạng toàn cầu và đứng thứ năm ở Đông Nam Á, điều này cho thấy sự cần thiết phải nâng cao các biện pháp tăng cường an ninh mạng tại quốc gia này.

Indonesia đang thực hiện các biện pháp để chống lại vấn đề này. Luật Bảo vệ Dữ liệu cá nhân (PDP) sẽ có hiệu lực vào ngày 17/10, theo đó các nhà quản lý dữ liệu và những người xử lý dữ liệu cá nhân có thể bị trừng phạt nếu xảy ra vi phạm dữ liệu.

Luật PDP ra đời khi Indonesia cần một khuôn khổ pháp lý vững chắc để bảo vệ quyền riêng tư và xây dựng lòng tin vào các dịch vụ số, trong bối cảnh việc sử dụng dữ liệu cá nhân gia tăng do sự phát triển của nền kinh tế số.

Luật PDP được kỳ vọng sẽ giúp Indonesia hội nhập với các hoạt động bảo vệ dữ liệu toàn cầu và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, như Quy định Bảo vệ Dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu.

Chính phủ Indonesia kỳ vọng rằng INA Digital sẽ trở thành hình mẫu về bảo vệ dữ liệu cá nhân khi theo dõi quá trình chuyển đổi số của mình.

Để giải quyết rủi ro mạng ngày càng gia tăng tại Indonesia, Safdar Khan, Chủ tịch bộ phận Đông Nam Á của Mastercard, nhấn mạnh trên tờ The Jakarta Post rằng có "nhu cầu cấp thiết về các biện pháp tăng cường để thúc đẩy an ninh mạng trong nước".

Ông cho biết: “Mọi người tham gia vào nền kinh tế số cần đóng góp vai trò của mình trong cuộc chiến chống gian lận. Đối với các đơn vị lớn, bao gồm các công ty thanh toán và tổ chức tài chính, điều này có nghĩa là phát triển và áp dụng những công cụ tiên tiến nhất, bao gồm các giải pháp hỗ trợ AI, để đối phó với những kẻ gian lận ở mức độ mà chúng hoạt động hoặc thậm chí cao hơn”.

Ông Khan nhận thấy rằng chính phủ Indonesia đang hợp tác với khu vực tư nhân trong lĩnh vực an ninh số, đặc biệt là qua quan hệ đối tác giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Indonesia và Trung tâm Xuất sắc về An ninh mạng Indosat-Mastercard.

Theo ông, quan hệ đối tác này đã ra mắt một học viện trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức về an ninh mạng của người dân Indonesia bằng cách truyền đạt các kỹ năng an ninh mạng trên một nền tảng số dễ tiếp cận.

Mới đây, PT Solusindo Antar Network đã ký kết thỏa thuận với PT International Biometrics Indonesia. PT Solusindo Antar Network thuộc một tập đoàn cung cấp nhiều dịch vụ, bao gồm nhà cung cấp cổng thanh toán, tích hợp hệ thống, sản xuất ki-ốt thông minh, chuyển đổi tiền điện tử và tổng hợp eWallet/eMoney tại Indonesia.

Còn PT International Biometrics Indonesia là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm sinh trắc học và quản lý danh tính. Theo thông tin trên trang web của công ty, công ty sử dụng các nền tảng sinh trắc học khuôn mặt, ngón tay và mống mắt, được công nhận theo tiêu chuẩn NIST. Công ty có trụ sở chính tại Jakarta, cùng với các văn phòng tại Singapore và Hyderabad, Ấn Độ.

Điều này cũng diễn ra vào thời điểm phức tạp trong quá trình tiến hóa của công nghệ. Khi nền kinh tế số phát triển, sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là AI tạo sinh, đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ có thể làm trầm trọng thêm mối đe dọa gian lận đối với nhóm dân số mới trực tuyến. Khi tội phạm bắt đầu sử dụng AI, các tổ chức trong hệ thống tài chính cũng phải triển khai công nghệ này để ngăn chặn chúng./.

Copy Link
Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tăng cường hợp tác số với ASEAN và các nước đối thoại
    Từ ngày 16-17/01/2025, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 5 (ADGMIN-5) được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan.
  • Tết còn, còn cơ hội cho sách Tết
    Trong cuốn “Sách mùa xuân xem tết” do NXB Nhật Nam thư quán Dược Phòng xuất bản năm 1933, ở bài mở đầu với tiêu đề “Văn chương với mùa xuân” có viết về thú chơi tết của người Việt như sau: “Coi đó biết chơi xuân là thói quen của người mình, làm người không biết chơi xuân người ta cho là thiệt thòi nhiều lắm”.
  • Chống lại các cuộc tấn công AI bằng phòng thủ AI
    Những kẻ tấn công mạng đang sử dụng AI ngày càng nhiều để tiến hành các cuộc tấn công mạng nhanh hơn, diện rộng hơn và hiệu quả hơn. Do đó, điều quan trọng là các tổ chức phải phản ứng tương tự bằng cách khai thác AI trong các chiến lược phòng thủ an ninh mạng của họ.
  • Sáu nhóm giải pháp trọng tâm truyền thông chính sách về đa văn hóa Việt Nam
    Xây dựng và truyền thông chính sách về hình ảnh văn hóa đất nước và con người Việt Nam mang bản sắc văn hóa dân tộc và những thành tựu phát triển đất nước đến từng người dân trong nước và bạn bè quốc tế hiện nay là nhiệm vụ chiến lược.
  • Hội chợ sách xuân Ất Tỵ: Tết tri thức-sum vầy
    Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) và đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Cổ phần Phát triển Giải pháp Giáo dục Vivi Education tổ chức chương trình Hội chợ sách xuân 2025 với chủ đề "Tết tri thức - sum vầy".
Đừng bỏ lỡ
Indonesia thúc đẩy chính phủ số, ưu tiên bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO