An toàn thông tin

Khi các vụ lừa đảo qua mạng gia tăng, Gogolook đạt tăng trưởng ấn tượng ở châu Á

Ngọc Diệp 12:49 26/12/2023

Gogolook, công ty chống gian lận bằng AI, đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu chống gian lận lớn nhất khu vực châu Á bằng công nghệ AI.

bcp-image.jpg

Báo động về sự gia tăng của tình trạng lừa đảo qua mạng

Theo báo cáo về tình trạng lừa đảo tại châu Á năm 2023 của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (GASA) và Gogolook, tại châu Á, trung bình mọi người nhận được 15 cuộc gọi hoặc tin nhắn lừa đảo vào năm 2022, tăng từ mức 8,9 vào năm 2020.

GASA và Gogolook đã thu thập dữ liệu trực tiếp từ gần 20.000 người từ 11 khu vực châu Á, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia.

Báo cáo cho thấy kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020, các chính phủ và doanh nghiệp trên toàn thế giới đã phải hứng chịu nhiều vụ rò rỉ dữ liệu trên diện rộng trong nỗ lực chuyển đổi số. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể hoạt động lừa đảo, đặc biệt là ở các nước khu vực Đông Nam Á, nơi vốn ít bị ảnh hưởng.

Trong số 11 quốc gia và khu vực được khảo sát, khoảng 45% người dùng ở Hồng Kông cho biết họ gặp phải lừa đảo gần như mỗi ngày, mức cao nhất trong khu vực, trong khi 30% người dùng ở Thái Lan cho biết họ gặp phải lừa đảo hàng tuần.

Theo kết quả khảo sát, cuộc gọi điện thoại và SMS là kênh lừa đảo bị lợi dụng thường xuyên nhất trên khắp châu Á, chiếm hai vị trí hàng đầu ở 8/11 khu vực, tiếp theo là các ứng dụng nhắn tin và nền tảng truyền thông xã hội. Cụ thể, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc) và Việt Nam có hơn 75% dân số nhận được cuộc gọi lừa đảo, trong khi Philippines, Hàn Quốc và Indonesia có hơn 75% số người nhận được tin nhắn SMS lừa đảo. Tại Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc và Indonesia, hơn 25% dân số đã gặp phải các vụ lừa đảo trên mạng xã hội. Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines có 25% số người nhận được email lừa đảo.

Cuộc khảo sát đã cho thấy bối cảnh lừa đảo ở châu Á rất đa dạng và phức tạp: Đài Loan, Nhật Bản và Singapore đối mặt với nạn trộm cắp dữ liệu cá nhân, Hàn Quốc chống lại các vụ lừa đảo đầu tư, còn Thái Lan và Philippines lại trải qua các vụ lừa đảo liên quan đến mua sắm.

Trong số 11 khu vực châu Á được nghiên cứu, tỉ lệ sẵn sàng báo cáo hoạt động lừa đảo trung bình cao nhất là ở Trung Quốc (55%), tiếp theo là Singapore (51,5%) và Đài Loan (Trung Quốc) (50%), Hàn Quốc (31,6%), Philippines (24,6%), Việt Nam (26%)... Tỉ lệ phục hồi tài chính sau lừa đảo, Singapore đứng đầu với 9,4% số người được hỏi đã phục hồi thành công tài sản bị mất. Trong khi đó, tỉ lệ này ở Việt Nam là 1,3%.

Và với tình trạng deepfake AI ngày càng gia tăng, lừa đảo qua mạng được dự báo có thể sẽ trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Ứng dụng AI để chống gian lận và lừa đảo

Theo trang Nikkei Asia, Giám đốc điều hành của Gogolook, công ty chống gian lận bằng AI hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết công ty này đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể ở Đông Nam Á và Nhật Bản khi các quốc gia trong khu vực nghiêm túc trong việc giải quyết sự gia tăng đáng báo động của tội phạm mạng.

gogolook.jpg
Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Gogolook Jeff Kuo nhấn mạnh: “Nhiều quốc gia trên khắp châu Á bắt đầu nhận ra rằng lừa đảo qua mạng có liên quan đến an ninh quốc gia và đây là một vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ an ninh mạng”.

Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Gogolook Jeff Kuo nhấn mạnh: “Nhiều quốc gia trên khắp châu Á bắt đầu nhận ra rằng lừa đảo qua mạng có liên quan đến an ninh quốc gia và đây là một vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ an ninh mạng”.

Kuo chỉ ra đại dịch COVID-19 và sự chuyển đổi nhanh chóng sang các dịch vụ trực tuyến là một yếu tố làm gia tăng tội phạm kỹ thuật số.

Kuo cho biết: “COVID-19 là chất xúc tác chính cho quá trình số hóa, khi các quốc gia nhanh chóng thúc đẩy các quy trình kinh doanh và vận hành trực tuyến. Sự thay đổi này mang đến những thách thức mới như sự gia tăng của lừa đảo qua mạng”.

Được thành lập vào năm 2012, Gogolook cung cấp các dịch vụ chống gian lận dùng công nghệ AI và dữ liệu trên khắp Đài Loan và các thị trường trọng điểm ở Bắc và Đông Nam Á. Whoscall, ứng dụng nhận diện ID người gọi và chặn tin nhắn rác phổ biến do Gogolook phát triển, kết hợp với các dịch vụ khác của công ty đã chặn hơn 10 tỷ cuộc gọi lừa đảo và tin nhắn rác trên toàn thế giới.

Gogolook đã tận dụng việc huy động nguồn lực cộng đồng từ người dùng để xác định những người gọi đáng ngờ và các phương thức lừa đảo mới. Kuo cho biết họ cũng sử dụng thuật toán AI để tìm hiểu các mẫu và giúp báo cáo các số, tin nhắn văn bản và liên kết internet độc hại.

Whoscall hiện đã có hơn 100 triệu lượt tải xuống trên toàn thế giới. Công ty hiện cung cấp các dịch vụ quản lý rủi ro và chống gian lận kỹ thuật số tại Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Brazil thông qua nền tảng kho dữ liệu chống gian lận lớn nhất khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Gogolook cũng là một trong những công ty đi đầu trong hoạt động mở rộng dịch vụ chống gian lận từ cuộc gọi, tin nhắn văn bản, mạng xã hội cho đến các giao dịch Web3.

Gogolook hiện có hơn 40% doanh thu từ các thị trường nước ngoài, hướng tới mục tiêu tận dụng kiến thức chuyên môn về AI và cơ sở dữ liệu của họ để mở rộng các dịch vụ phát hiện và ngăn chặn gian lận dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng sang nhiều thị trường hơn.

“Thật đáng lo ngại khi AI giờ đây có thể bắt chước giọng nói của tôi để nói tiếng Nhật và tiếng Bồ Đào Nha, mặc dù tôi không hiểu cả hai ngôn ngữ. Khả năng bị lạm dụng thật đáng sợ. Hãy tưởng tượng bạn nhận được một cuộc gọi giống như con trai hoặc mẹ của bạn, và họ thao túng bạn vì mục đích lừa đảo. Nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng”, Kuo nói.

Ngoài Whoscall, Gogolook còn phát triển các dịch vụ như Auntie Meiyu, một chatbot kiểm tra thực tế được hỗ trợ bởi AI và Message Checker, một ứng dụng quản lý thông báo giúp người dùng xử lý tình trạng quá tải thông báo và tránh các liên kết rủi ro. Nó cũng đang mở rộng sang lĩnh vực công nghệ tài chính, dựa trên nền tảng là nhà cung cấp công nghệ chống lừa đảo, để cung cấp các công cụ được cá nhân hóa để so sánh các công cụ tài chính và dịch vụ tư vấn.

Gogolook cũng hợp tác với các cơ quan thực thi pháp luật trong khu vực, bao gồm ở Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông và Đài Loan, để sử dụng công nghệ AI của mình nhằm cùng nhau chống lại tội phạm mạng. Gogolook hợp tác với Ngân hàng Thương mại Siam, một ngân hàng hàng đầu của Thái Lan, cũng như Ủy ban Dịch vụ Tài chính của Hàn Quốc. Công ty cũng làm việc với chính quyền địa phương, chẳng hạn như thành phố Fukuoka ở Nhật Bản, để giải quyết các vụ lừa đảo trực tuyến hoặc qua điện thoại.

Kuo cho biết: “Lừa đảo qua mạng không ngừng gia tăng trên toàn cầu, vì vậy việc hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin là điều cần thiết".

Doanh thu của Gogolook trong 11 tháng đầu năm 2023 đã tăng 86,49% so với năm ngoái, đạt 693,1 triệu đô la Đài Loan mới (22,17 triệu USD), nhờ mở rộng ra nước ngoài cũng như các sản phẩm và dịch vụ mới./.

Theo asia.nikkei, gasa
Copy Link
Bài liên quan
  • Làm gì để tránh bị lừa đảo trực tuyến?
    “Lên mạng mà không hiểu những kiến ​​thức cơ bản về cách thức hoạt động của Internet cũng giống như việc ngồi sau tay lái mà không biết luật lệ giao thông: bạn vẫn có thể đi đến nơi mình muốn nhưng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh", Shanton Chang, Giáo sư Đại học (ĐH) Melbourne.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Khi các vụ lừa đảo qua mạng gia tăng, Gogolook đạt tăng trưởng ấn tượng ở châu Á
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO