Không để tình trạng vô danh, vô trách nhiệm trên mạng xã hội

PV| 10/11/2020 09:50
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong thời đại công nghệ số, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, nhất là mạng xã hội, tin giả xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành vấn nạn với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Do tính chất của mạng xã hội là có thể ẩn danh, nhiều người coi đó là công cụ để thực hiện những chiêu trò câu like, lan truyền tin giả, tin sai sự thật hay là dùng những lời lẽ gây kích động, lặng mạ hoặc xúc phạm người khác gây ra nhiều tác động và hệ lụy tiêu cực đến đời sống xã hội.

Việt Nam là một trong những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về số người dùng mạng xã hội, với gần 64 triệu tài khoản Facebook và gần 35 triệu tài khoản YouTube. Song, việc người dùng chủ yếu sử dụng mạng xã hội xuyên biên giới cũng khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, bất cập trong công tác quản lý, đấu tranh với những vi phạm của người sử dụng mạng xã hội nhằm bảo đảm môi trường lành mạnh và hạn chế những tác động tiêu cực.

Không để tình trạng vô danh, vô trách nhiệm trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Bộ TT&TT sẽ ban hành quy tắc ứng xử trên không gian mạng, coi đây là giải pháp căn cơ để xử lý vấn nạn tin giả.

Nhằm gia tăng công cụ đối phó với vấn nạn này, Bộ TT&TT sẽ ban hành quy tắc ứng xử trên không gian mạng, yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, để mọi người hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, không nghĩ rằng vô danh nên vô trách nhiệm và coi đây là giải pháp căn cơ để xử lý vấn nạn tin giả.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, trong thời gian tới, đặc biệt là năm 2021, Bộ sẽ tập trung lại một số việc như tiếp tục sửa các Nghị định liên quan về mạng xã hội và tin giả, ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên không gian mạng trong năm nay, yêu cầu định danh người sử dụng mạng xã hội.

"Tin giả ở Việt Nam chủ yếu xảy ra trên các nền tảng xuyên biên giới mà chủ yếu là Facebook và YouTube. Việt Nam là một nước có chủ quyền trên không gian mạng. Do vậy, các nền tảng nội dung xuyên biên giới buộc phải tuân thủ luật pháp hiện nay. Thời gian qua, Bộ TT&TT xác định, làm sạch không gian mạng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và làm rất quyết liệt",Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết trong Phiên chất vấn của Quốc hội chiều ngày 6/11.

Theo đó, về công cụ quản lý, Bộ TT&TT đã xây dựng và nâng cấp Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, có năng lực xử lý mỗi ngày là 300 triệu tin, có thể phân tích, đánh giá, phân loại và phát hiện sớm. Cùng với đó, hiện đã hình thành các đường dây nóng của Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử và các Sở TT&TT để tiếp nhận phản ánh về các tin giả, tin xấu độc.

Không để tình trạng vô danh, vô trách nhiệm trên mạng xã hội - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Thời gian vừa qua, Bộ TT&TT cũng đã làm việc cứng rắn với các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là Facebook và YouTube, yêu cầu gỡ bỏ thông tin xấu, độc. Tỷ lệ đáp ứng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook đã tăng từ 10% lên 95% và của YouTube là tăng từ 50% lên 90%.

Số lượng gỡ bỏ thông tin xấu độc của Facebook năm 2020 tăng 30 lần so với năm 2017. Tương tự, số video xấu độc trên YouTube được gỡ bỏ trong năm 2020 tăng 8 lần so với năm 2017; số trang giả mạo gỡ bỏ tăng 8 lần.

Bộ TT&TT đặt mục tiêu trong thời gian tới sẽ gỡ bỏ 100% video xấu, độc bị phát hiện, phát triển công cụ phát hiện video xấu, độc, đồng thời phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra hướng dẫn tiêu chí đánh giá video vi phạm thuần phong mỹ tục…

Bộ trưởng cũng đề nghị người dân, tổ chức khi phát hiện các video xấu, độc, cần báo đến đường dây nóng của Bộ và các Sở TT&TT để phối hợp xử lý.

Về xử lý vi phạm hành chính thì từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ TT&TT đã cùng các Sở TT&TT các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng địa phương xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm về tin sai tin giả, xử lý hàng ngàn đơn thư khiếu nại và phản ánh, tố cáo về tin giả.

Với việc ban hành ban hành quy tắc ứng xử trên không gian mạng, yêu cầu định danh người dùng mạng xã hội, hy vọng thời gian tới sẽ hạn chế được vấn nạn tin giả cũng như ngăn chặn được tình trạng vô danh, vô trách nhiệm trên mạng xã hội.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Không để tình trạng vô danh, vô trách nhiệm trên mạng xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO