Làm gì để “miễn dịch” với thông tin xuyên tạc, kích động trên mạng xã hội?

Bình Minh| 04/12/2020 14:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Vấn đề thời sự này được Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp trong đó cần chủ động thông tin chính thống để xây dựng được niềm tin vào sự thật, niềm tin vào sự lãnh đạo, vai trò của Đảng, Nhà nước để đẩy lùi mọi thông tin sai trái, bịa đặt.

Những tác hại, tiêu cực từ mạng xã hội

Theo một nghiên cứu của Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Trung bình một ngày, người Việt Nam bỏ ra khoảng 6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu xài PC và Tablet, 2 giờ 33 phút nếu dùng điện thoại di động và dành 2 giờ 39 phút cho mạng xã hội. Số tuổi trung bình dùng mạng xã hội của người Việt Nam là 18-34. Trong đó, dành thời gian cho việc vào mạng xã hội 94%, nhắn tin 91%, tìm kiếm thông tin 87%, truyền thông giải trí 73%, âm nhạc 72%, game 67%, đọc tin tức và thời tiết 65%.

Điều đáng lo ngại là thời gian cho mạng xã hội (Facebook, Zalo) chỉ đẻ xem thông tin khi là "không đúng sự thật", "thông tin kích động", "lá cải", "tạp nham"... Đây cũng là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý bởi giới trẻ bị hấp thu những thông tin này sẽ kéo theo hệ lụy không tốt cho xã hội.

Làm gì để “miễn dịch” với thông tin xuyên tạc, kích động trên mạng xã hội? - Ảnh 1.

Báo chí là nguồn thông tin chính thống cần được đẩy mạnh tạo ra niềm tin, sức "miễn dịch" người dân trước tin xấu, độc. Ảnh: Bình Minh

Theo nhận định của các chuyên gia, bên cạnh những mặt tích cực của mạng xã hội thì tác hại của nó có thể kể đến như: giảm tương tác giữa người với người; giết chết sự sáng tạo; tổn hại sức khỏe thể chất; nguy cơ mắc bệnh tâm thần, trầm cảm; dễ bị lấy cắp thông tin. 

Đặc biệt là mạng xã hội hiện nay trở thành không gian lý tưởng cho đối tượng xấu, thù địch lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Việc mạo danh, để khai thác thông tin, xâm nhập máy tính, lấy cắp thông tin nhạy cảm, bí mật, hành động có chủ đích nhằm lừa đảo, quấy rối người dùng...

Chung tay xây tạo môi trường mạng xã hội tích cực

Vấn đề đặt ra là thanh niên chiếm đa số người dùng mạng xã hội cần làm gì trước những thông tin xấu độc. Quá trình tiếp xúc với nhiều công đoạn quan trọng trong xây dựng thể chế, pháp luật, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp cho rằng, cần hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động thông tin trên mạng xã nói chung và mạng xã hội nói riêng; Tập trung nghiên cứu xây dựng Luật về quản lý thông tin trên mạng để có thể tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp. Qua đó, xây dựng chế tài xử phạt nặng đối với người ứng xử vô văn hóa trên mạng, tung thông tin giả, xuyên tạc sự thật, kích động trên mạng xã hội.

Song song đó, cần nâng cao năng lực xã hội cho các cá nhân, đặc biệt là cho nhóm học sinh, sinh viên để họ cảnh giác nhận diện được các thông tin xấu độc.

Làm gì để “miễn dịch” với thông tin xuyên tạc, kích động trên mạng xã hội? - Ảnh 2.

Lãnh đạo và cán bộ quy hoạch lãnh đạo cơ quan báo chí tại một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao được chia sẻ trách nhiệm xã hội của báo chí. Ảnh: Bình Minh

Giải pháp rất quan trọng đó là tạo môi trường mạng xã hội tích cực. Như phát biểu của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, tại hội nghị công tác tuyên giáo cuối năm 2016, đã phát biểu: “Phải chủ động thông tin tích cực trên internet và mạng xã hội. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên có sử dụng smartphone, facebook mỗi ngày chủ động chia sẻ cho nhau một bài báo hay, 1 clip tốt, viết 1 comment tích cực hay tìm kiếm thông tin tốt đẹp có nghĩa chúng ta đã góp phần làm cho công tác tư tưởng của chúng ta thêm tích cực”.

Đồng thời, cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp lũ thuật phục vụ đấu tranh ngăn ngừa, đẩy lùi thông tin sai trái, bịa đặt trên mạng và mạng xã hội; Tổ chức khảo sát, tổng hợp liệt kê và thông báo rộng rãi để mọi người biết những mạng đen, địa chỉ website, blog cá nhân không nên truy cập, tiếp cận hoặc có những điểm lưu ý khi truy cập, khai thác thông tin; Cần đầu tư kinh phí cho những dự án nghiên cứu, sản xuất các phần mềm, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để ngăn chặn các website, báo điện tử, blog, thư điện tử có nội dung xấu độc trên Internet và mạng xã hội.

"Đặc biệt, cần chủ động thông tin chính thống để định hướng dư luận, nâng cao nhận thức và biết sàng lọc thông tin cho người dân. Các cơ quan chức năng phải chủ động cập nhật những thông tin chính thống để định hướng dư luận. Niềm tin vào sự thật, tin vào sự lãnh đạo, vai trò của Đảng, Nhà nước sẽ đẩy lùi mọi thông tin sai trái, bịa đặt, góp phần tạo sự "miễn dịch" trong mỗi người dân cũng như giới trẻ", đại diện Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Làm gì để “miễn dịch” với thông tin xuyên tạc, kích động trên mạng xã hội?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO