Khi các cường quốc trên thế giới bắt đầu bảo vệ chủ quyền lượng tử, theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, Việt Nam cần bảo đảm được sự độc lập công nghệ thông qua việc làm chủ công nghệ lõi.
Trí tuệ nhân tạo (AI), vũ trụ ảo (metaverse), Web 3.0 hay công nghệ xanh… được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục là các xu hướng công nghệ nổi bật trong năm 2023. Tiếp cận và thích ứng nhanh với những xu hướng công nghệ này sẽ giúp các doanh nghiệp định vị phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Qua cuốn sách, người đọc sẽ thấy những khám phá của Pasteur và Mendel vẫn đang đóng vai trò nền tảng trong những khám phá của sinh học hiện đại, đồng thời gợi ý cho chúng ta nhìn sâu hơn vào thế giới bên trong sự sống, tiến gần hơn tới câu trả lời cho một trong những câu hỏi khó nhất và cũng thú vị nhất: Bản chất của sự sống là gì?
Việt Nam là một trong những nước Đông Nam Á đang có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, từ 6,5-7 % hằng năm, kéo theo nhu cầu năng lượng dự báo tăng trung bình 11%/năm. Vì thế, việc chuyển dịch sang đầu tư vào năng lượng tái tạo, dựa trên nhiều lợi thế về địa lý và thiên nhiên, sẽ giúp cho Việt Nam chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế.
Những công nghệ mới như máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) sẽ dần phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Các chính phủ và doanh nghiệp (DN) đứng trước nhiệm vụ nâng cao biện pháp bảo vệ an ninh mạng (ANM).
Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nhật Bản có kế hoạch đưa máy tính lượng tử nội địa đầu tiên vào sử dụng vào cuối tháng 3/2023 và dự kiến sẽ có 10 triệu người sử dụng công nghệ này vào năm 2030.
Thịt nhân tạo, máy tính lượng tử, mạng di động 6G và Mặt trời nhân tạo được xem là 4 xu hướng công nghệ nổi bật sẽ định hình thế giới chúng ta trong tương lai gần.
Với mong muốn đưa AI vào từng ngóc ngách của sản phẩm để phục vụ người dùng, MoMo đã tập trung nghiên cứu AI từ những năm 2018 và hiện đang đầu tư khoảng 20 - 25% tổng chi phí đầu tư cho công nghệ. Bởi vì, theo các chuyên gia công nghệ, chỉ trong vòng 5-10 năm tới, AI sẽ len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống và sẽ có những công ty phá sản vì không ứng dụng công nghệ này.
Hiện nay, công nghệ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của các quốc gia. Chính vì vậy để phát triển bền vững và có tầm ảnh hưởng, các quốc gia đã không ngừng chú trọng đến đầu tư công nghệ mới. Điều này đã tạo ra một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trên lĩnh vực công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới.
Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) do Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Quốc hội Áo tổ chức, với sự hợp tác của Liên Hợp Quốc sẽ diễn ra tại thủ đô Vienna, Áo từ ngày 7 - 8/9/2021.
Mỗi ngày, các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ xử lý rất nhiều thông tin cá nhân (PII) và dữ liệu mật khác. Những thông tin này cần được mã hóa cả khi được lưu trữ (dữ liệu ở trạng thái nghỉ) và khi được truyền (dữ liệu truyền).
Trí tuệ nhân tạo (AI), đám mây lai và điện toán lượng tử đang có những bước tiến rõ rệt giúp quá trình chuyển đổi số (CĐS) nhanh và hiệu quả hơn rất nhiều.
Ga xe lửa Leighton Buzzard ở hạt Bedfordshire, Vương quốc Anh đã triển khai dự án thu động năng từ bước chân của hành khách chuyển đổi thành điện năng. Dự án này cho thấy năng lượng chưa được khai thác tại các trung tâm giao thông là một cơ hội thực sự để cung cấp các nguồn năng lượng bền vững.