Mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một tầm nhìn xa, hội nhập

Hoàng Linh| 07/12/2022 11:56
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2022 đánh dấu 25 năm dịch vụ Internet được khai trương tại Việt Nam. Internet được định hướng sẽ phát triển an toàn, bền vững và hiện đại.

Nhân dấu mốc kỉ niệm 25 năm khai trương dịch vụ Internet Việt Nam, cũng là năm thứ 11 sự kiện Internet Day được tổ chức, được sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) chủ trì phối hợp cùng Cục Viễn thông và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) - Bộ TT&TT và Câu lạc bộ Điện toán Đám mây và Trung tâm Dữ liệu Việt Nam (VNCDC) tổ chức Chương trình 25 năm Internet Việt Nam (Internet Day 2022).

Sự kiện nhằm đóng góp các nội dung về tương lai bền vững cho Internet Việt Nam cũng như nhìn lại chặng đường 25 năm đã qua của Internet Việt Nam và nhận định các cơ hội, định hình và hướng tới tương lai của Internet Việt Nam trong thời kỳ tiếp theo.

Sự kiện có sự tham dự của nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Đặng Đình Lâm, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng.

Chương trình cũng hội tụ những tên tuổi rất lớn trong làng công nghệ Việt Nam và quốc tế có thể kể đến như: Viettel, VNPT, NetNam, Vietcombank, Google, Meta, Amazon, Intel, Huawei, Cộng đồng Game Hàn Quốc - Việt Nam,... để cùng thảo luận các chủ đề xoay quanh các lĩnh vực xu hướng dẫn dắt công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT): điện toán đám mây, AI, IoT, 5G, Internet băng rộng cố định, blockchain, gaming,...

Mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một tầm nhìn xa, hội nhập

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết cách đây 25 năm, quyết định mở cửa, kết nối Internet toàn cầu, ngày 19/11/1997 là một quyết định dũng cảm, thể hiện tầm nhìn xa, hội nhập, góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống kinh tế, xã hội đất nước của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành TT&TT.

Mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một tầm nhìn xa, hội nhập - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long: Việt Nam đã trở thành một nước mạnh về viễn thông - Internet với công nghệ hiện đại

Việt Nam tuy bắt đầu chậm so với tiến trình toàn cầu, nhưng Thứ trưởng cho biết sau 25 năm, Việt Nam đã vươn lên bắt kịp và đi cùng các nước trong khu vực và trên thế giới, đã trở thành một nước mạnh về viễn thông - Internet với công nghệ hiện đại, mức phổ cập Internet cao. Internet đã trở thành yếu tố thiết yếu trong cuộc sống người dân, trở thành hạ tầng của nền kinh thế, thành nhân tố quan trọng trong thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

"Thành tựu đạt được của 25 năm Internet Việt Nam là kết tinh từ sự chỉ đạo, định hướng phát triển chiến lược của Đảng, Chính phủ và sự đồng lòng, hưởng ứng, chung tay xây dựng của các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và toàn xã hội", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Hiện Việt Nam có 72,1 triệu người Việt, đạt tỷ lệ 73,2% dân số sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày, đứng thứ 13 trên thế giới. Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc; 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang, đạt 72,4%. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học.

Số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone là 94,2 triệu; số thuê bao băng rộng di động là 82,2 triệu. Tỉ lệ 74,3% dân số. Có hơn 564 nghìn tên miền ".vn" đứng thứ 2 ASEAN, top 10 khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mức độ sử dụng IP (IPv4, IPv6) thuộc top 20-30 quốc gia trên toàn cầu, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng IPv6, top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6. Và rất nhiều các thành tựu khác ….

Có được kết quả này cũng có sự đóng góp của các DN Internet Việt Nam. Thứ trưởng đánh giá: "Các doanh nghiệp (DN) Internet Việt Nam đã có sự vận động, thích ứng và lớn mạnh không ngừng, chuyển đổi mô hình từ phát triển kinh doanh hạ tầng chuyển sang phát triển kinh doanh nền tảng và từng bước vươn ra toàn cầu…".

Internet Việt Nam trở thành hạ tầng số của nền kinh tế số

Trải qua 25 năm phát triển, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhấn mạnh Internet Việt Nam đã chuyển đổi từ hạ tầng thông tin liên lạc thành hạ tầng số của nền kinh tế số, nghĩa là hạ tầng của mọi ngành nghề, mọi DN. Hạ tầng số sẽ bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng Internet kết nối vạn vật, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ, hạ tầng các nền tảng số. Từ vai trò của Intetnet là công cụ để phát triển kinh tế xã hội, thì đến nay và giai đoạn tiếp theo Internet sẽ tạo ra phương thức mới để phát triển kinh tế - xã hội.

Qua 25 năm phát triển, theo Thứ trưởng, Internet là phương thức để kết nối con người với con người, hiện nay và giai đoạn tiếp theo, Internet phát triển thông minh hóa, là phương thức để đồ vật kết nối đồ vật và hơn thế là con người hiểu thế giới đồ vật, đồ vật hiểu đồ vật. Trên môi trường số, thế giới con người và thế giới đồ vật sẽ hòa quện với nhau.

Internet Việt Nam đến năm 2025 sẽ rộng hơn, nhanh hơn và an toàn hơn

Thứ trưởng nhận định hiện nay thế giới đã thực hiện cuộc di chuyển từ thế giới thực vào thế giới số. "Internet sẽ là hạ tầng thiết yếu quan trọng để thực hiện cuộc di chuyển vĩ đại này và là thành tố quan trọng của chuyển đổi số (CĐS). Nếu như trước đây các nhà và quản trị xã hội tìm cách quản lý internet thì ngày nay các nhà quản trị xã hội sử dụng internet để quản trị xã hội".

Theo đó, Thứ trưởng mạnh thêm một số vấn đề mà cộng đồng DN cũng như Nhà nước cần triển khai trong thời gian tới.

Đầu tiên là các DN viễn thông cùng với các DN công nghệ số trong thời gian tới sẽ phải chuyển đổi nguồn lực, khai phá các thị trường mới, không gian mới để phát triển hạ tầng viễn thông và hạ tầng CNTT, đặc biệt là hạ tầng điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu.

"Đây là một hạ tầng vô cùng quan trọng như đã nói chính là nền tảng của nền kinh tế số, nền tảng cho việc CĐS. Hiện nay các trung tâm dữ liệu, các hệ thống cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của chúng ta hiện nay thì cũng rất hạn chế. Chúng ta chỉ mới chiếm khoảng 20% thị phần của thị trường. Do vậy, các DN đặc biệt là DN viễn thông cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này".

Điểm thứ hai, Thứ trưởng lưu ý là cần chung tay xây dựng hạ tầng Internet tự chủ về công nghệ, rộng khắp, hiện đại và an toàn. "Chúng ta phải cùng chung tay thúc đẩy và bảo vệ sự an toàn và dòng chảy dữ liệu, dữ liệu là tài nguyên quan trọng do vậy cần phải được bảo vệ an toàn".

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh: "cần phải dẫn dắt quá trình tích hợp Internet vào mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội".

Mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một tầm nhìn xa, hội nhập - Ảnh 2.

Phát động cam kết vì một tương lai Internet rộng khắm, phổ cập, bền vững, an toàn, thông minh với sự tham dự của ông Mai Liêm Trực, Cục Viễn thông, VNNIC, Hiệp hội Internet Việt Nam và các DN Viettel, VNPT, MobiFone, CMC Telecom.

Internet mang lại sự phát triển thần tốc cho Việt Nam

Nhớ lại ngày đầu khai trương dịch vụ Internet cách đây 25 năm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch VIA cho biết ngày 19/11/1997 đã mở đầu trang lịch sử Internet Việt Nam. Tại trụ sở Tổng cục Bưu điện, thay mặt cho Ủy Ban điều phối quốc gia về Internet Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, ông Mai Liêm Trực đã tổ chức họp báo quốc tế công bố chính thức Việt Nam kết nối với mạng Internet toàn cầu.

Theo thống kê, vào thời điểm đó, số người sử dụng mạng Internet ở Việt Nam chỉ hơn 200.000 người, đến năm 2002 có khoảng 3 triệu người (khoảng 4% dân số cả nước thời điểm đó), năm 2007 là gần 20 triệu người, tăng thêm gần 7 lần (chiếm khoảng 24% dân số cả nước).

Sau 36 năm đổi mới từ 1986, ông Vũ Hoàng Liên cho biết Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận, trong đó có nỗ lực nhằm bảo đảm tự do Internet. Những thành tích của Việt Nam về Internet trong những năm qua rất ấn tượng.

Việt Nam hiện tại đã được xếp hạng hàng đầu trong kết quả khảo sát của McKinsey tại các quốc gia với câu hỏi: Có sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Báo cáo "e-Conomy SEA 2022" của Google, Temasek and Bain & Company (mới công bố vào 27/10/2022) cũng khẳng định: Việt Nam sẽ dẫn đầu về kinh tế Internet ở Đông Nam Á.

Ông Vũ Hoàng Liên nhấn mạnh: "Trong 25 năm qua, sự phát triển Internet lành mạnh ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Với những tính năng ưu việt của Internet, Việt Nam đã phát triển một cách khá toàn diện. Có thể thấy, Internet đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội và sự đổi mới.Điều nhận thấy rõ nét nhất đó là sự chuyển hóa của xã hội, các mô hình dịch vụ, ứng dụng trên Internet đem lại những sự thay đổi có thể coi là thần tốc trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như tri thức... cho Việt Nam".

Cũng tại ngày đặc biệt kỷ niệm 25 năm Internet tại Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực, người có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy dịch vụ Internet khai trương tại Việt Nam vào năm 1997, bày tỏ mong muốn các thế hệ trẻ tiếp tục khai thác phát triển Internet Việt Nam đóng góp vào xây dựng kinh tế số, xã hội số./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Mở cửa, kết nối Internet toàn cầu là một tầm nhìn xa, hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO