Mỹ đề xuất quy định mới để tránh tác động từ ứng dụng AI

AD| 05/10/2022 08:10
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Nhà Trắng đã đề xuất một Tuyên ngôn nhân quyền không ràng buộc về trí tuệ nhân tạo (AI) mà họ cho rằng sẽ giúp các bậc cha mẹ, bệnh nhân và người lao động tránh được tác hại từ việc sử dụng ngày càng nhiều tự động hóa trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe (CSSK) và việc làm.

Động thái này của chính quyền Tổng thống Mỹ được đưa ra vào thời điểm Liên minh châu Âu (EU) đang hướng tới việc điều chỉnh các hệ thống rủi ro cao, trong khi Mỹ vẫn chưa tiến gần đến một đạo luật toàn diện để điều chỉnh về AI.

Theo đó, đề xuất của chính quyền Tổng thống Mỹ kết hợp với hàng trăm hướng dẫn và khuôn khổ chính sách khác được các công ty công nghệ, hiệp hội ngành và các cơ quan chính phủ khác đưa ra trong vài năm qua.

Theo Reuters, cũng giống như các văn bản quy định khác về AI, phiên bản của Nhà Trắng đề xuất nhiều phương pháp mà các nhà phát triển và người dùng phần mềm AI nên tự nguyện tuân thủ để hạn chế và ngăn ngừa việc công nghệ này gây ra sự bất bình đẳng trong quá trình sử dụng.

Mỹ đề xuất quy định mới về trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1.

Trong một số trường hợp, các thuật toán quản lý chăm sóc sức khỏe đã không ưu tiên nhu cầu của các bệnh nhân da màu. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, trong một số trường hợp, các thuật toán quản lý CSSK đã không ưu tiên nhu cầu của các bệnh nhân da màu cũng như tính năng nhận dạng khuôn mặt đã được triển khai để kiểm tra an ninh trong trường học.

Chia sẻ với giới truyền thông, một lãnh đạo cấp cao của Mỹ cho biết: "Những công nghệ này đang gây ra những tác hại thực sự đối với cuộc sống của người Mỹ, những tác hại đi ngược lại các giá trị dân chủ cốt lõi của chúng tôi, bao gồm quyền cơ bản về quyền riêng tư, quyền tự do phân biệt đối xử và phẩm giá cơ bản của chúng tôi".

Một số tổ chức, doanh nghiệp cũng đã đưa các biện pháp bảo vệ đạo đức vào ứng dụng thực tế, nhưng các nhà lãnh đạo chính quyền cũng lo ngại rằng các vấn đề mới với AI đang xuất hiện.

Đề xuất của Nhà Trắng cho biết tất cả mọi người ở Mỹ cần được bảo vệ khỏi các hệ thống không an toàn hoặc không hiệu quả, phân biệt đối xử bằng các thuật toán và lạm dụng thu thập dữ liệu. Họ cũng có quyền được thông báo và giải thích về các chương trình, ứng dụng AI mà họ gặp phải.

Đồng thời, tuyên ngôn cũng yêu cầu các công ty, cơ quan chính phủ và những đối tượng khác áp dụng AI tiến hành thử nghiệm, giám sát và công khai kết quả, để tất cả các bên liên quan có thể hiểu "điểm xuất phát hợp lý" là gì để đưa ra hành động phù hợp về các vấn đề đó./.

Bài liên quan
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Mỹ đề xuất quy định mới để tránh tác động từ ứng dụng AI
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO