Truyền thông

Nạn nhân tử vong trong đám cháy phần lớn chết vì ngạt khói

Phượng Lê 23/12/2023 10:23

Mới đây, một nạn nhân không trực tiếp trong 1 vụ cháy ở Thành phố Hồ Chí Minh đã tử vong vì ngạt khói.

Chết vì ngạt khí

Cụ thể, ngày 8/10/2023, một đám cháy bùng lên tại một xưởng ép nhựa nằm trên quốc lộ 1, phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, TP.HCM. Lúc đó là 2h30 sáng, xưởng đang đóng kín cửa. Những người xung quanh chạy đến dập lửa nhưng không tiếp cận được đám cháy. Cháy cơ sở sản xuất nhựa nên lượng khói bốc ra rất nhiều. Những người sống ở khu vực chung quanh bị ngạt khói phải tìm đường thoát thân. Một phụ nữ sống ở nhà bên cạnh xưởng nhựa bị ngạt khói, dù được đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong.

15_ngat-khoi.png

Những đám cháy thường sinh ra rất nhiều khói đen mù mịt. Trong khói đó có rất nhiều khí độc như CO2, CO, muội than và các chất hữu cơ chưa cháy hết. Trong các đám cháy, các hợp chất hữu cơ không cháy hết sẽ biến đổi thành các hợp chất trung gian mang độc tố cực kỳ nguy hiểm. Nếu đám cháy xảy ra tại những nơi có nhựa tổng hợp hay các chất hữu cơ, những thành phần này sẽ kết hợp với nhau trong phản ứng hóa học, tạo ra chất độc hại mới.

Nếu hít phải quá nhiều CO2 sẽ bị ngạt khí, dẫn đến hôn mê và có thể tử vong. Khí CO sinh ra ít hơn CO2 nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều, thường không có mùi và không có màu nên nạn nhân khó nhận biết là mình đã hít phải. Khi vào cơ thể, nó có thể kết hợp với chất Emotobin tạo ra Carbonemotobin. Chất này sẽ kết dính với oxy dẫn tới tình trạng thiếu oxy. Khi hít phải khí CO, hồng cầu sẽ chuyển từ đỏ sang đỏ tía, oxy giảm nghiêm trọng, nạn nhân bất tỉnh rất nhanh.

Khói độc làm cơ thể bị thiếu oxy, ngộ độc cấp tính, tiêu hao thể lực. Khói độc tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng khó thở, mất định hướng, mất tri giác, bị bỏng đường thở, rối loạn các chức năng. Người bị nhiễm khói độc ở mức độ nhẹ sẽ có những biểu hiện như thở dốc, buồn nôn, đau đầu; nhiễm khói độc ở mức độ trung bình sẽ bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn thần kinh, buồn nôn, ngất xỉu; nhiễm khói độc ở mức độ nặng sẽ bị ngất, hôn mê, co giật, loạn nhịp tim, trụy mạch và tử vong.

Người bị ngạt khí, trước khi tử vong, sẽ rơi vào trạng thái hôn mê như trong một giấc ngủ sâu, không cảm thấy đau đớn. Trong các đám cháy, phần lớn nạn nhân bị ngạt khí, rơi vào tình trạng hôn mê, sau đó tử vong trước khi cơ thể bị lửa đốt cháy.

15-sau-khi-thoat-khoi-hoa-hoan-benh-nhan-co-the-bi-bong-duogn-ho-hap.jpg

Trong những đám cháy, khói và khí độc thường bốc lên cao, vùng thấp sát bên dưới sàn có ít khí độc hơn, còn không khí sạch để thở. Nhưng khi có cháy, nhiều người hoảng loạn nên cứ trong tư thế thẳng đứng lao vào đám khói, vì vậy dễ hít phải khói độc.

Làm gì để tránh ngạt khí?

Nguyên tắc cơ bản để thoát nạn là phải cố gắng ít hít phải khói độc nhất có thể: Không lao thẳng vào hướng khói phát ra mà tìm hướng thoát ra ở chiều ngược lại; cúi người xuống sàn thấp nhất có thể khi di chuyển để ít tiếp xúc với khói độc nhất; thấm ướt nước miếng vải che kín miệng và mũi để lọc không khí, tránh hít phải khói độc. Nếu có mặt nạ chống khói thì công cụ này sẽ giúp người bị nạn có thêm thời gian và cơ hội thoát ra khỏi đám cháy an toàn.

Sau khi xảy ra những đám cháy gây thảm họa nghiêm trọng, nhiều người tìm mua mặt nạ PCCC để đề phòng trường hợp khẩn cấp. Mặt nạ có tác dụng giúp người mang không hít phải khói độc trong một khoảng thời gian để tìm lối thoát hiểm hoặc chờ lực lượng cứu hộ tới giải cứu.

Mặt nạ PCCC có tác dụng bảo vệ đầu và mặt của người mang tránh khỏi khói, bụi, hơi lửa; lọc các loại khí độc, khói sinh ra trong đám cháy; hỗ trợ cung cấp oxy cho người sử dụng trong một khoảng thời gian. Phần mặt nạ được làm từ cao su mềm, ôm khít để khói không lọt vào trong; phần mắt kính được làm bằng kính hoặc nhựa trong suốt; mỗi loại mặt nạ có thiết kế bộ lọc khí khác nhau, bên trong bộ lọc khí có phin lọc được làm bằng than hoạt tính và sợi siêu mịn, có khả năng lọc khói độc CO, HCN, S, NO, Hbr…

Một số mẫu mặt nạ thiết kế thêm phần trùm đầu bảo vệ bên ngoài, được phủ một lớp màng nhôm có khả năng chống lại bức xạ nhiệt cao, bảo vệ toàn bộ vùng đầu.

Giá mặt nạ đắt hay rẻ tùy theo chất lượng lọc khói và thời gian cung cấp dưỡng khí cho người sử dụng. Có loại mặt nạ sử dụng được trong vòng 30 phút. Có loại lọc được triệt để khói độc, cung cấp dưỡng khí cho người sử dụng trong khoảng 60 phút. Hiện nay có bán nhiều loại mặt nạ PCCC, kiểu dáng, màu sắc, giá cả đa dạng. Có loại chỉ khoảng 100 ngàn đồng, có loại giá hàng triệu đồng.

Mặt nạ chống khói được rao bán khá nhiều trên các trang thương mại điện tử, các diễn đàn, trang mạng cá nhân. Để mua được mặt nạ chống khói đảm bảo chất lượng, người mua nên chọn những trang bán hàng uy tín, có bảo đảm; hoặc tìm mua ở những cửa hàng bán phụ kiện phòng cháy chữa cháy đã được cấp phép.

Nếu không may rơi vào một vụ cháy, có mặt nạ PCCC sẽ có thêm thời gian và cơ hội thoát tìm lối thoát nạn, hoặc đủ thời gian để chờ đợi lực lượng PCCC và CNCH tìm được mình và đưa ra khỏi đám cháy an toàn. Một điều cần lưu ý là mặt nạ PCCC là mặt hàng có thời hạn sử dụng. Để an toàn, hãy loại bỏ mặt nạ đã hết hạn sử dụng.

Khi cơ quan hô hấp không được bảo vệ trước khói độc, khí độc và hơi nóng sinh ra trong đám cháy, nhiều nạn đã bị bỏng hô hấp. Bỏng hô hấp là một trong những loại bng rất nặng và khó cấp cứu. Nội soi cho các nạn nhân bị bỏng hô hấp nặng, trong phổi có nhiều muội than.

Nếu có những triệu chứng sau là đã bị bỏng hô hấp loại vừa: mắt cay, nhìn mờ, giọng nói khàn, thở nhanh và khó, sổ mũi, chóng mặt, tức ngực, rối loạn hô hấp nặng, tím tái, nghe phổi có tiếng thở thô, tiếng rít; nạn nhân bị viêm phổi nặng, suy hô hấp và suy tim độ I, II. Nạn nhân bỏng nặng có các triệu chứng sau: giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể tắc thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn hoặc có đờm đặc, khạc nước bọt thấy có màu xám hoặc đen, ngứa họng, buồn nôn và nôn, suy hô hấp và suy tim cấp nặng; phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong.

15-nan-nhan-can-duoc-so-cuu-tai-cho-dung-cach.jpg

Nạn nhân thoát khỏi đám cháy có thể bị ngạt khói gây ngộ độc, hoặc bỏng hô hấp. Tổn thương sẽ biểu hiện chậm hơn, tác động tới cơ thể sẽ diễn ra sau đó. Dù đã thoát khỏi đám cháy mà không hề bị thương tích nào bên ngoài, nạn nhân chưa hẳn đã an toàn mà vẫn có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe do khói độc. Vì vậy, vẫn cần đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ Đặng Tất Thắng, Khoa Cấp cứu Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, cho biết trên SK&ĐS: Nguyên tắc sơ cứu nạn nhân ngạt khói là cần phải phục hồi hơi thở cho nạn nhân một cách đầy đủ và nhanh nhất. Trước tiên, sau khi đưa được nạn nhân thoát khỏi đám cháy, phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi có không khí trong lành và thoáng, kiểm tra nhịp thở và mạch đập của nạn nhân. Nếu nạn nhân thở yếu hoặc bất tỉnh, cần phải hà hơi thổi ngạt, nặng hơn thì đặt ống thở nội khí quản. Khi được đưa đến phòng cấp cứu, nạn nhân sẽ được cho thở oxy, kiểm tra nhịp thở, mạch đập và mức phản ứng.

Nạn nhân trong các vụ cháy cần được đưa đến phòng cấp cứu nhanh nhất có thể để hạn chế di chứng.

Theo các nhà khoa học, thành phần chính trong khói là CO, CO2, muội than và các chất hữu cơ chưa cháy hết. Đối với CO2, khi hít phải quá nhiều vào trong cơ thể dễ gây ra hiện tượng ngạt khí, dẫn đến hôn mê và có thể tử vong.

Bên cạnh đó, chất khí CO tuy không có hàm lượng cao như CO2 nhưng sự nguy hiểm lại cao hơn rất nhiều. Hồng cầu trong cơ thể sẽ chuyển từ đỏ sang đỏ tía, việc cung cấp oxy giảm nghiêm trọng, khiến cho cơ thể và nạn nhân sẽ đi vào trạng thái bất tỉnh rất nhanh nếu không có sự can thiệp kịp thời. Nguy hiểm hơn, trong các đám cháy, nhiệt độ không đạt đủ tới mức cần thiết, các hợp chất hữu cơ sẽ chỉ thực hiện được một phần quá trình cháy, biển đổi thành các hợp chất trung gian mang độc tố cực kỳ có hại cho cơ thể.

Đặc biệt, tại các ngôi nhà xây dựng bằng các vật liệu, vật dụng dễ cháy như nhựa tổng hợp hay các chất hữu cơ, khi hòa trộn lại với nhau sẽ gây ra một hợp chất độc hại mới có thể dẫn đến hệ lụy về sau rất nguy hiểm. Ngoài ra, ở trong mỗi đám cháy, cấu trúc ngôi nhà sẽ yếu đi, các vật liệu dễ rơi và sập. Đây cũng là nguyên nhân góp phần khiến việc ngạt khí xảy ra nhanh chóng hơn./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Khai thác dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành tại trung tâm IOC: Kinh nghiệm của Bình Phước
    Xác định dữ liệu là nguồn tài nguyên quý trong kỷ nguyên số - một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của quá trình chuyển đổi số (CĐS), tỉnh Bình Phước đã sớm tập trung quan tâm tạo lập, khai thác, sử dụng, tăng cường chia sẻ, kết nối dữ liệu số cùng với việc thành lập IOC và những kết quả bước đầu thu được rất đáng ghi nhận.
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
Nạn nhân tử vong trong đám cháy phần lớn chết vì ngạt khói
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO