Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bán hàng đa cấp

PV| 01/09/2021 15:41
Theo dõi ICTVietnam trên

Phỏng vấn ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương

Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bán hàng đa cấp - Ảnh 1.

Ông Trịnh Anh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.

PV: Với vai trò là cơ quan quản lý ở trung ương đối với hoạt động bán hàng đa cấp Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về hoạt động của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong những năm vừa qua cho đến hiện nay?

Ông Trịnh Anh Tuấn:  Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều kết quả tích cực. Từ diễn biến phức tạp của hoạt động bán hàng đa cấp gây nhiều tiêu cực cho vấn đề trật tự xã hội vào những năm 2016 trở về trước, với nhiều các biện pháp mạnh mẽ của cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương để hạn chế nhiều tiêu cực của hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi ghi nhận những kết quả rất tích cực trong hoạt động của ngành bán hàng đa cấp nói chung trong vài năm trở lại đây, thông qua các con số như sau:

- Về số lượng doanh nghiệp: So với con số 67 doanh nghiệp năm 2016 thì đến nay chỉ còn 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động hợp pháp; 46 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc tự chấm dứt hoạt động vì kém hiệu quả, giảm 68%.

- Về số lượng người tham gia bán hàng đa cấp: Năm 2016 có đến 1,3 triệu người tham gia thì đến nay chỉ còn khoảng hơn 644.996 người ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, trong đó có chưa đến 311.668 người có hoạt động bán hàng và phát sinh hoa hồng, còn lại chủ yếu là ký hợp đồng để được mua hàng với giá chiết khấu mà không tham gia bán hàng.

- Về doanh thu: Mặc dù số lượng doanh nghiệp và số lượng người tham gia giảm, doanh thu của ngành bán hàng đa cấp lại có xu hướng gia tăng. Nếu như giai đoạn 2016 – 2017 doanh thu  toàn ngành đạt khoảng 8.000 tỷ đồng/năm; Năm 2018 đạt hơn 10 ngàn tỷ đồng/năm thì năm 2019 con số này là 12.575 tỷ đồng, tăng hơn 1.793 tỷ đồng (tăng 16%) so với năm 2018 và tăng 4.247 tỷ đồng (tăng 35%) so với năm 2017. Năm 2020, tổng doanh thu bán hàng đa cấp trên toàn thị trường đạt khoảng gần 14 ngàn tỷ đồng.

Như vậy có thể nói đến nay hoạt động bán hàng đa cấp đã và đang từng bước ổn định hơn, không còn các vụ việc có hậu quả nghiêm trọng; Hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hơn với doanh thu ngành tăng đều và các doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào ngân sách của Nhà nước.

PV:Theo ông đánh giá vai trò của Hiệp hội Bán hàng đa cấp trong việc đại diện cho các doanh nghiệp hội viên là các công ty bán hàng đa cấp và sự phối hợp trong công tác quản lý nhà nước, xây dựng văn bản pháp luật như thế nào?

Ông Trịnh Anh Tuấn:  Hiệp hội Bán hàng đa cấp cần thể hiện có vai trò là kết nối các thành viên, phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý nhà nước để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các thành viên, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;Hỗ trợ các doanh nghiệp đề xuất ý kiến tháo gỡ khó khăn vướng mắc; Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động khác đóng góp công ích xã hội.

Về việc xây dựng chính sách và văn bản pháp luật, Hiệp hội cũng cần giữ được vai trò cầu nối, duy trì đối thoại với các cơ quan quản lý để vận động chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngành. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, tiếng nói của Hiệp hội chính là tiếng nói của cả ngành, các ý kiến, đề xuất của các doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề về chính sách, pháp luật được đề đạt thông qua Hiệp hội sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý xem xét, tiếp thu như là ý kiến của các doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực kinh doanh.

Trên thế giới, rất nhiều hiệp hội bán hàng trực tiếp của các quốc gia, các khu vực và cả của thế giới có kết quả hoạt động rất hiệu quả, đóng góp vai trò to lớn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp chân chính , đặc biệt trong việc đấu tranh với các các loại hình đa cấp bất chính và có biểu hiện lừa đảo, qua đó góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh của ngành. Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam cần tích cực trao đổi kinh nghiệm để học tập và nâng cao hiệu quả các hoạt động của Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành.

PV: Theo ông, Hiệp hội cần phải có thêm những giải pháp gì để đảm bảo hiệu quả hơn trong công tác giám sát hội viên và phối hợp với cơ quan quản lý, truyền thông và người tiêu dùng?

Ông Trịnh Anh Tuấn:  Hiệp hội cần có các giải pháp để định hướng hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nói riêng thật sự là lành mạnh đảm bảo quyền lợi người tham gia và người tiêu dùng.

Hiệp hội cần đẩy mạnh tuyên truyền và giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp thành viên trong việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cũng như các quy định pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp để từ đó hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bán hàng đa cấp, giảm thiểu các thông tin tiêu cực về ngành trước người dân và người tiêu dùng. 

PV: Ông cho biết sắp đến, Cục cạnh tranh sẽ phối hợp như thế nào với Hiệp hội để quản lý chặt chẽ ngành bán hàng đa cấp?

Ông Trịnh Anh Tuấn: Hiệp Hội cần sắp xếp cơ cấu tổ chức, nhân sự để nâng cao hiệu quả trong hoạt động đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý để theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp thành viên.

Về mặt xây dựng chính sách pháp luật, sắp tới Bộ Công thương sẽ rà soát và đề xuất với Chính phủ để sửa đổi các quy định của Nghị định 40/2018/NĐ-CP, Hiệp hội cần rà soát các hoạt động của doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để có ý kiến đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật cho phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Về công tác tuyên truyền, Hiệp hội thúc đẩy công tác tuyên truyền phổ biến, đăng nhiều tin bài cảnh báo về hoạt động của các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.

Đẩy mạnh xử lý đối với các hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tổng hợp và cung cấp thông tin tới các cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp tuyên truyền và xử lý kịp thời và loại bỏ các mô hình biến tướng vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho người dân, gây bất an cho trật tự xã hội.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao vai trò của Hiệp hội Bán hàng đa cấp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO