New Zealand dành ngân sách hỗ trợ chiến lược an ninh mạng Thái Bình Dương

Hoàng Linh| 17/09/2019 08:40
Theo dõi ICTVietnam trên

Trong 5 năm tới, chính phủ New Zealand sẽ hỗ trợ các nước Thái Bình Dương bảo mật cơ sở hạ tầng và dữ liệu, tăng cường an toàn trực tuyến và thực thi luật về tội phạm mạng mới.

Mới đây, Chính phủ New Zealand đã tuyên bố sẽ dành 10 triệu đô la New Zealand trong 5 năm để hỗ trợ các nước Thái Bình Dương phát triển các chiến lược an ninh mạng quốc gia để bảo đảm cơ sở hạ tầng, dữ liệu, tăng cường an toàn trực tuyến và thực thi luật tội phạm mạng mới.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao New Zealand Winston Peters cho biết sẽ giúp các nước Thái Bình Dương đối phó với các rủi ro an ninh mạng trong khu vực.

"Với việc kết nối trong khu vực được tăng cường, các quốc gia Thái Bình Dương đang chứng kiếnnguy cơ đe dọa an ninh mạng gia tăng và New Zealand cam kết hỗ trợ các nước láng giềng Thái Bình Dương đảm bảo một môi trường trực tuyến an toàn cho công dân của họ, đồng thời tối đa hóa lợi ích của một công dân tự do và giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, Bộ trưởng Winston Peters cho biết.

Chính phủ New Zealand cho biết nước này sẽ thúc đẩy hợp tác với các nước Thái Bình Dương để tăng cường khả năng trên không gian mạng thông qua Nhóm Ứng cứu khẩn cấp máy tính (CERT) của New Zealand.

New Zealand gần đây đã làm mới kế hoạch hành động và chiến lược an ninh mạng quốc gia của riêng mình, được thực hiện từ một cam kết được đưa ra trong năm 2018.

Mặc dù chiến lược này đã trễ 11 tháng và ngắn gọn - chỉ là một tài liệu dài 17 trang - nhưng đánh dấu sự tiến bộ không ngừng của New Zealand trong không gian an ninh mạng.

An ninh mạng cũng được đặt ở vị trí cao trong ngân sách 2019 - 2020 của New Zealand, khi 8,7 triệu đô la New Zealand được phân bổ cho CERT để đảm bảo cơ quan này có đầy đủ kinh phí để thực hiện các chức năng được Nội các nước này uỷ quyền; trong khi 8 triệu đô la New Zealand khác được phân bổ cho việc thực thi Chiến lược an ninh mạng 2019.

Ngoài ra, 1 triệu đô la New Zealand sẽ được sử dụng để nâng cao khả năng bảo mật mạng của chính phủ nhằm đáp ứng sự mong đợi của khách hàng và bảo vệ các hệ thống khỏi các mối đe dọa bên ngoài.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
New Zealand dành ngân sách hỗ trợ chiến lược an ninh mạng Thái Bình Dương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO