Ngân hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt cùng khát vọng thúc đẩy tài chính số

PV| 01/12/2022 18:19
Theo dõi ICTVietnam trên

Kasikornbank (KBank), một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Thái Lan đã quyết định ra mắt chi nhánh tại thị trường Việt Nam vào tháng 11/2021. Để thúc đẩy tài chính số, KBank sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ, doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ không chỉ trong kinh doanh truyền thống mà còn về mặt kinh doanh số.

Chia sẻ tại Talkshow "Nguy cơ" được tổ chức mới đây, ông Chat Luangarpa - Phó Chủ tịch Điều hành Kasikornbank (KBank) cho biết những nguyên nhân thúc đẩy KBank thâm nhập Việt Nam và những giải pháp công nghệ tài chính đặc thù cho riêng khách hàng Việt mà ngân hàng đem đến thị trường 100 triệu dân này. 

Ông cũng nhận định, thị trường Việt sẽ còn rất nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai, đặc biệt là sự đóng góp của các DN vừa và nhỏ, các nhà bán lẻ trong thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, mọi quyết định đầu tư đều cần được các DN cân nhắc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, KBank vẫn lựa chọn tiến vào thị trường Việt Nam với mục tiêu dẫn đầu phân khúc khách hàng DN và khách hàng bán lẻ, phục vụ hơn 1,2 triệu khách hàng và giải ngân hơn 500 triệu USD vào năm 2023.

Thông thường, các kỹ sư hay người làm trong lĩnh vực công nghệ không có nhiều quan tâm đến việc làm trong lĩnh vực ngân hàng. Họ mong muốn và ưu tiên làm việc trong các công ty công nghệ. Tuy nhiên, KBank quyết định đầu tư xây dựng một môi trường công nghệ, nơi các kỹ sư công nghệ có thể làm những công việc đặc thù với họ và hưởng những đãi ngộ phù hợp.

Công ty KBTG - chi nhánh công nghệ của KBank hiện đang sở hữu 2.000 kỹ sư CNTT trong hệ thống của mình. Theo kế hoạch, khi chi nhánh KBTG được thành lập tại Việt Nam, công ty dự kiến thu hút hơn 100 kỹ sư CNTT làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Điều này hứa hẹn góp phần phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ngân hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt cùng khát vọng thúc đẩy dịch vụ tài chính số - Ảnh 1.

Talkshow "Nguy cơ" giữa ông Chat Luangarpa, Phó Chủ tịch điều hành Kasikornbank và host Thái Vân Linh, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành TVL Group.

Đồng thời, xem công nghệ là năng lực cốt lõi, KBank hướng đến tập trung vào công nghệ tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh các thiết bị di động trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, công ty không chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, mà còn hiện diện các lĩnh vực khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, mua sắm...

"Ở giai đoạn đầu, tại các thị trường mở rộng trong khu vực, chúng tôi phát triển chiến lược hợp tác, bởi vì chúng tôi biết rằng chúng tôi cần phải hòa mình vào đời sống của người dùng.", ông Chat Luangarpa chia sẻ về định hướng phát triển của DN trong thời gian sắp tới.

Khi bước sang thị trường Việt Nam, yêu cầu đặt ra cho KBank chính là những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với thói quen sử dụng của người Việt. Để đưa dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái công nghệ của mình, KBank đã sử dụng một số phương pháp như hỗ trợ cho các nhà bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ trong kinh doanh truyền thống mà còn về mặt kinh doanh số.

"Khi lựa chọn đầu tư vào bất kỳ ngành nào, chúng tôi cũng cân nhắc liệu nó sẽ hỗ trợ cuộc sống của người dân như thế nào, chứ không phải chỉ để tìm ra một công ty sẽ phát triển rất nhanh. Chúng tôi quan tâm đến yếu tố dài hạn", vị Phó Chủ tịch cho biết.

Ông Chat cũng chia sẻ thêm, mặc dù KBank không nằm ngoài cuộc chơi khi đầu tư vào các công nghệ liên quan đến tài chính như blockchain. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ thêm, ngoài việc đầu tư vào nền tảng công nghệ này KBank còn lựa chọn chuyển trọng tâm vào việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các ngành thương mại và logistics.

"Người dân cần được giáo dục, họ cần được chăm sóc sức khỏe, nhưng làm thế nào để có thể giảm bớt công sức thực hiện những nhu cầu trên? Chúng tôi tin rằng mô hình kinh doanh, kết hợp công nghệ vào các ngành này sẽ giúp việc vận hành trở nên hiệu quả hơn và cuộc sống của mọi người đều được cải thiện", vị doanh nhân chia sẻ./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khoảng 95% người tiêu dùng mua hàng qua livestream
    Với dân số đông, tỷ lệ sử dụng Internet cao, Việt Nam là thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử (TMĐT) phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95% người mua sắm trực tuyến đã mua hàng từ các phiên livestream trong suốt 3 tháng đầu năm 2024.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức ra mắt mini app BR-VT Smart trên Zalo
    Từ dịch vụ công (DVC) trực tuyến, giải đáp thắc mắc cho đến các tiện ích như hiến kế phát triển tỉnh, lịch tiếp công dân, thông tin quy hoạch, thông tin đất đai... đều được tích hợp trong mini app “BR-VT Smart” trên Zalo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  • Số vốn đầu tư cho startup Việt năm 2023 giảm 17%
    Theo báo cáo Đầu tư công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, năm 2023, các startup Việt Nam nhận được tổng số vốn đầu tư là 529 triệu USD, giảm 17% so với năm trước, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế biến động trên toàn cầu.
  • ‏OPPO A60 chính thức trình làng, giá từ 5,49 triệu đồng‏
    Ngày 26/4, OPPO A60 chính thức trình làng, mang đến một lựa chọn đáng cân nhắc cho người dùng trẻ trong phân khúc giá dễ tiếp cận, từ 5,49 triệu đồng cho phiên bản 128GB ROM.‏
  • Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa
    Từ Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa.
Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng Thái Lan tiến vào thị trường Việt cùng khát vọng thúc đẩy tài chính số
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO