Làn sóng bán dẫn tại Việt Nam đã tăng tốc kể từ năm 2023 khi nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… đến Việt Nam và bày tỏ mong muốn đầu tư.
"Chúng ta cần xác định chiến lược xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, trong chiến lược phát triển công nghiệp trong đó có công nghiệp điện tử. Từ đó đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực xu thế, dự báo chính xác thị trường" - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận định tại cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045".
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo).
Từ ngày 29 đến 31/7 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức Triển lãm kết nối, xúc tiến đầu tư, giao thương ngành công nghiệp bán dẫn Hà Nội 2024 thu hút sự tham gia của khoảng 60 gian hàng trưng bày sản phẩm, giải pháp công nghệ.
Hợp tác giữa NIC và Qorvo không chỉ đánh dấu sự bắt đầu chương trình đào tạo thiết kế vi mạch mà còn là bước tiến quan trọng trên hành trình từng bước làm chủ công nghệ của người Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần tận dụng cơ hội thiếu hụt nguồn nhân lực ở quy mô toàn cầu. Như với FPT, đơn vị này dự kiến đào tạo khoảng 10.000 nhân sự cho ngành công nghiệp chip và bán dẫn, gồm cả đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu.
Đại học Quốc gia Hà Nội là một đại học đa ngành, có thế mạnh lớn về khoa học cơ bản và nghiên cứu công nghệ lõi. Đây là lợi thế lớn khi Đại học Quốc gia Hà Nội tham gia vào đào tạo nhân lực thuộc ngành chip bán dẫn.
Theo Phó Giám đốc NIC, các nước ASEAN ngày càng đoàn kết, cùng quảng bá ASEAN là một trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) và sản xuất chất bán dẫn, cùng hợp tác phát triển và nghiên cứu, hoặc thành lập một hội đồng bán dẫn khu vực để điều phối chính sách, chia sẻ kinh nghiệm và đặt ra những mục tiêu chung.
Từng là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, giờ đây Nhật Bản đang nỗ lực để làm "hồi sinh" ngành công nghiệp chất bán dẫn nội địa, giảm sự phụ thuộc vào các quốc gia khác về hàng hóa quan trọng và xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt.
Sau quãng thời gian bất ổn, có vẻ như ngành công nghiệp chip cuối cùng đã phục hồi trở lại, nhưng những thách thức vẫn tiếp tục diễn ra và cần được giải quyết.
Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, có nhiều thách thức mà Việt Nam cần giải quyết để đón đầu cơ hội này, từ nền chính trị, kinh tế ổn định, các chính sách ưu đãi và đặc biệt là đảm bảo về nguồn nhân lực.
Công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển, là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Việt Nam đang nổi lên như một trong những quốc gia tiềm năng hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn và đây được dự báo sẽ sớm trở ngành công nghiệp “tỷ USD”. Tuy nhiên, ngành vi mạch bán dẫn tại Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng.
Việt Nam đang xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035, khẳng định quyết tâm, lộ trình cũng như các chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm phát triển công nghiệp điện tử nói chung và công nghiệp bán dẫn nói riêng.