Ngành TTTT tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội

Lan Phương, Mạnh Vỹ| 16/01/2019 09:55
Theo dõi ICTVietnam trên

Năm 2018, cùng với các ngành mũi nhọn trên cả nước, ngành TTTT tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, góp phần làm thay đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Năm 2018, tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn Ngành TTTT cao hơn tăng trưởng GDP cả nước, đạt khoảng 2,65 triệu tỷ đồng, ước tăng 112,6% so với năm 2017.

Thủ tướng mong muốn Việt Nam phải sản xuất được các thiết bị viễn thông, đặc biệt là các thiết bị hạ tầng viễn thông

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ TTTT năm 2018, các lĩnh vực do Bộ TTTT quản lý đã đạt những thành tự phát triển mạnh mẽ.

Bưu chính - Nền tảng cho thương mại điện tử

Trong năm 2018 lần đầu tiên Mã bưu chính quốc gia được thiết lập làm cơ sở cho việc ứng dụng công nghệ khai thác, chia chọn tự động. Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, Quyết định số 55/2016/QĐ-TTg về mạng Bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

Theo xếp hạng toàn cầu 2019, Bưu chính Việt Nam xếp hạng 50/173 trên thế giới, 400 doanh nghiệp (DN) Bưu chính. Tổng doanh thu toàn lĩnh vực đạt khoảng 30.000 tỷ đồng/năm (1,4 tỷ USD), tăng trưởng 25%.

Viễn thông - Hạ tầng kết nối cho kinh tế số

Năm 2018, tại Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN, Việt Nam đã nêu ra 3 sáng kiến trong đó đặc biệt là sáng kiến Roaming like Home về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN đã gây tiếng vang, thu hút sự quan tâm lớn của khu vực, góp phần tích cực tạo nên một “ASEAN phẳng”.

Bộ TTTT đã làm tốt vai trò kiến tạo, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường viễn thông trên nguyên tắc bảo đảm sự cân bằng lợi ích giữa xã hội, nhà nước và DN. Đã có 93 DN (56 DN có hạ tầng) bao gồm cả DN truyền hình. Tổng doanh thu của lĩnh vực là 350.000 tỷ đồng/năm (15 tỷ USD), tăng trưởng hàng năm 6%.

Bộ đã triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi mã mạng, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số; Tập trung xử lý triệt để tình trạng SIM rác; Đẩy mạnh triển khai đề án số hóa truyền hình. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực tiến hành số hóa, với khoảng 65% dân số cả nước hiện được xem các truyền hình số mặt đất; Thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên tần số vô tuyến điện; Quy hoạch tần số để thử nghiệm công nghệ 5G; Bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị vô tuyến, cắt giảm hơn 50% sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu. Công tác quản lý tài nguyên Internet được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động Internet.

CNTT - Nòng cốt xây dựng CPĐT, chuyển đổi số quốc gia và kinh tế số

Thế giới đang bước vào CMCN 4.0, xây dựng Chính phủ số hướng tới nền kinh tế số, Việt Nam không đứng ngoài xu thế đó, việc tiến hành tốt chuyển đổi số sẽ giúp Việt Nam chủ động trong cuộc CMCN 4.0, hướng tới quốc gia thông minh.

Theo kết quả khảo sát, đánh giá CPĐT của Liên hợp quốc năm 2018, Việt Nam xếp vị trí thứ 88 trên tổng số 193 quốc gia được thực hiện đánh giá.

Năm 2018, Chính phủ đã đồng ý cho Bộ TTTT chủ trì xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia. Đây là nhiệm vụ trọng đại, bởi nếu thực hiện thành công, Việt Nam sẽ tăng được năng suất lao động từ 30 - 40%, góp 20 - 30% trong tăng trưởng GDP, tránh được bẫy thu nhập trung bình.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm gian hàng MISA giới thiệu phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN được ứng dụng trí tuệ nhân tạo và tích hợp trên robot lễ tân

Bộ đã quyết định đi những bước độ phá, từ trong tư duy, trong chính sách, trong cả cách tiếp cận, đã kịp thời nghiên cứu, đề xuất các chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tháo gỡ các bướng mắc trong lĩnh vực CNTT, Đã đẩy mạnh triển khai ký kết các chương trình hợp tác với các Bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các hoạt động, thúc đẩy phát triển CPĐT, chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Việt Nam được xếp vào nhòm 75 quốc gia về Chỉ số phát triển CPĐT theo đánh giá của Liên hợp quốc.

Bộ TTTT hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam phiên bản 2.0 làm căn cứ để triển khai CPĐT.

An toàn - an ninh mạng - Kỳ vọng trở thành cường quốc

Trong hoàn cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng và tinh vi, năm 2018, Bộ TTTT đã vận hành Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia để cảnh báo sớm và xử lý các cuộc tấn công mạng nhằm vào Việt Nam, kịp thời điều phối ứng cứu nhiều sự cố tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, DN.

Cục An toàn thông tin giới thiệu Trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia

Bộ cũng đã đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị cho các cơ quan, tổ chức về nguy cơ gây mất ATTT như: các điểm yếu, lỗ hổng nghiêm trọng, các cuộc tấn công mạng có chủ đích, lây nhiễm phần mềm độc hại trên diện rộng, lừa đảo trực tuyến, lộ lọt thông tin cá nhân, nguy cơ mất ATTT trên các thiết bị IoT…

Nhằm kết nối, phát huy sức mạnh tổng thể, Bộ đã đẩy mạnh hình thành và kiện toàn mạng lưới đơn vị chuyển trách về ATTT quốc gia, quy tụ 170 đơn vị thành viên là các tổ chức chuyên trách về ATTT mạng. Hiện  Việt Nam đã cấp phép cho 56 DN hoạt động trong lĩnh vực an toàn an ninh mạng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế về an toàn thông tin, hướng đưa Việt Nam trở thành trung tâm của khu vực ASEAN về an toàn, an ninh mạng.

Trong lĩnh vực chứng thực chữ ký số, Bộ đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Bên cạnh đó, Bộ đã xây dựng hồ sơ đề xuất xây dựng Nghị định quy định về xác thực và định danh điện tử.

Công nghiệp ICT – Tạo ra nhiều sản phẩm Make in Vietnam chất lượng cao

Năm 2018, công nghiệp ICT tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu toàn ngành TTTT với tốc độ phát triển nhanh, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn. Các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp ICT được định hướng để tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức, thực hiện CMCN 4.0, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo ATTT.

Tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT ước đạt 98,9 tỉ USD (năm 2017 là 91.5 tỷ USD), xuất khẩu ước đạt 94 tỷ USD. Bộ đã làm tốt vai trò thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ICT trên nguyên tắc kiến tạo thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý.

Công nghiệp phần mềm tốc độ tăng trưởng 13,8%, doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD. 10.000 DN với 120.000 nhân lực.

Việt Nam hiện đã sản xuất được 70% các loại thiết bị viễn thông, quyết tâm trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất được tất cả thiết bị viễn thông và xuất khẩu được.

Phát triển IoT là định hướng trọng tâm thời gian tới của Bộ TTTT để tạo bước độ phát đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiện Make in Vietnam vươn tầm thế giới.

Thông tin Tuyên truyền - thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường

Trong năm 2018, báo chí đã thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường.

Hiện cả nước có 868 cơ quan báo chí, có 19.166 nhà báo được cấp thẻ. Thực hiện kết luận của của Bộ Chính trị, Bộ TTTT đã trình Thủ tướng đề án quy hoạch và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.

Trong năm Bộ đã xây dựng và vận hành trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, vận hành trung tâm lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia để lưu chiểu các bài báo điện tử, báo nói, báo hình giúp nâng cao hiệu quả năng lực của cơ quan quản lý nhà nước trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các thông tin không phù hợp với pháp luật Việt Nam.

Bộ cũng đã triển khai một số giải pháp quyết liệt nhằm đấu tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vi phạm pháp luật Việt Nam. Đã ngăn chặn, gỡ bỏ 4.466 video clip xấu độc trên trang Youtube. Facebook đã gỡ bỏ khoảng 3.000 đường link có nội dung vi phạm.

Đối với hoạt động xuất bản, in và phát hành tiếp tục góp phần giữ vững định hướng chính trị, ổn định xã hội, nâng cao dân trí và làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hoạt động thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại đã có những đóng góp quan trọng trong việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
  • Đưa siêu ứng dụng "Công dân Thủ đô số - iHanoi" vào cuộc sống
    “Công dân Thủ đô số” - iHaNoi là kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa người dân, doanh nghiệp với các cấp chính quyền thành phố Hà Nội. Qua ứng dụng này, người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh các vấn đề đời sống, từ đó giúp chính quyền tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
Ngành TTTT tăng trưởng cao, đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO