Thông tin trên được đại diện MoMo chia sẻ trong buổi đón đoàn tham quan bao gồm Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng đại diện lãnh đạo từ Ủy ban Quốc hội, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao MoMo khi đây là sản phẩm được thiết kế và phát triển bởi đội ngũ 100% kỹ sư Việt Nam, cùng những dịch vụ, giải pháp tài chính mà MoMo phát triển để phục vụ cuộc sống người Việt.
Hàng triệu giao dịch qua MoMo được thực hiện mỗi ngày
Tính đến tháng 11/2022, MoMo có gần 1.000 kỹ sư công nghệ và phát triển sản phẩm, trong đó chỉ riêng nhân sự cho AI chiếm gần 20%. Nhờ am hiểu sâu sắc người dùng Việt, các sản phẩm, dịch vụ, tính năng trên MoMo được thiết kế theo "gu" của người Việt, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng từ mua sắm, giải trí, thanh toán đến tài chính cá nhân. Đây cũng là cơ sở để MoMo tiên phong thúc đẩy kinh tế số và tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Bá Diệp, Đồng sáng lập MoMo chia sẻ: "Để thúc đẩy phát triển kinh tế số tại Việt Nam, bên cạnh hợp tác với các tổ chức, công ty lớn, MoMo cung cấp nhiều giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp (DN) trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đối tượng MoMo quan tâm nhất là các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ".
Theo đó, giải pháp đơn giản nhất MoMo cung cấp cho DN là mã QR Thanh toán được đặt/dán tại cửa hàng, quán ăn,... Sau khi DN làm quen với giải pháp thanh toán di động này, MoMo tiếp tục mang đến những giải pháp lớn hơn giúp DN mở rộng số lượng khách hàng, cải thiện doanh thu hiệu quả. Các giải pháp bao gồm: Giải pháp bán lẻ dành cho DN (merchant solution), Nền tảng công nghệ Mini App (MoMo Mini App Platform) và thổ Địa MoMo, hỗ trợ doanh nghiệp go-online dễ dàng, tiết kiệm chi phí, đồng thời dễ dàng tiếp cận khách hàng, kinh nghiệm xây dựng, quản lý và vận hành ứng dụng từ MoMo để phục vụ người dùng tốt hơn.
Bên cạnh kinh tế số, MoMo cũng đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Ông Đỗ Quang Thuận - Phó Tổng Giám đốc cấp cao, phụ trách đơn vị kinh doanh dịch vụ tài chính MoMo chia sẻ suốt nhiều năm qua, tất cả những bài toán, giải pháp MoMo xây dựng và phát triển đều xoay quanh tài chính toàn diện.
Một trong những sản phẩm thể hiện rõ nhất mục tiêu tài chính toàn diện của MoMo là Ví trả sau - sản phẩm hợp tác giữa MoMo và ngân hàng TPBank. Sau hơn 1 năm triển khai, Ví trả sau đã giải ngân hàng ngàn tỷ đồng cho hơn hàng triệu người dùng. Chỉ tính riêng thời gian giãn cách trong đại dịch tại TP.HCM, Ví trả sau đã giải ngân hàng trăm tỷ đồng. Trong đó, 60% số tiền giải ngân dùng để thanh toán các chi phí thiết yếu như điện, nước; 30% thanh toán cho nhu cầu ăn uống hàng ngày.
Đặc biệt, gần 70% người dùng Ví trả sau không có có lịch sử tín dụng trên CIC (Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia). Trong đó, hàng trăm ngàn người là sinh viên, lao động phổ thông, người kinh doanh tự do, hộ gia đình có thu nhập không ổn định. Tất cả đều không thể tiếp cận những kênh hỗ trợ vốn vay truyền thống trước đó.
Trong khuôn khổ sự kiện, ông Đỗ Quang Thuận cho biết, sự chênh lệch giàu - nghèo trên thế giới sẽ ngày càng lớn. Và sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo chính là đầu tư hay không đầu tư. Tỷ lệ người dân Mỹ sở hữu cổ phiếu khoảng 60-70%, trong khi tỷ lệ này tại Việt Nam rất nhỏ. MoMo mong muốn dùng công nghệ làm lời giải cho bài toán tài chính cá nhân của người Việt, đặc biệt là những người không có nhiều vốn đầu tư ban đầu./.