Nhân tố con người trong an ninh mạng

Hạnh Tâm | 17/09/2021 14:43
Theo dõi ICTVietnam trên

"Yếu tố con người" là khâu yếu nhất trong việc tạo ra các môi trường số hóa an toàn và bảo mật. Tuy nhiên, trực giác của con người lại có thể là giải pháp giúp ngăn chặn một số mối đe dọa mạng.

Mọi phần mềm hoặc hệ thống giám sát an ninh đều cần con người diễn dịch các cảnh báo. Trí tuệ của chúng ta có khả năng rất đặc biệt để xử lý nhiều đầu vào và "trực giác" có thể chỉ ra điều gì đó không ổn.

Con người luôn có xu hướng tìm đến công nghệ có khả năng bảo mật tối đa với những quy tắc, thói quen và sử dụng những khả năng lớn của mình như suy luận phức tạp… để phát triển tư duy bảo mật.

Phức tạp là kẻ thù của sự tuân thủ

Thông thường, các tổ chức dễ bị xâm phạm là do không tận dụng hết các công cụ sẵn có cho mình. Các tổ chức ban đầu rất nỗ lực để bảo vệ các hệ thống và dữ liệu, nhưng sau đó lại không cập nhật máy chủ hoặc bỏ qua bản cập nhật Windows quan trọng, thậm chí còn không có bản sao lưu hiện tại.

Chúng ta thường nghe rằng: "CNTT đang thiếu nhân lực, điều này làm chậm hệ thống. Hôm nay quá bận…và quên mất".

Điều này có thể thấu hiểu, nhưng không thể chấp nhận. Chúng ta cần phải rõ ràng về công nghệ bảo mật - những thứ bảo vệ bạn theo cách đã được thiết kế hoặc không và bạn phải sử dụng công nghệ một cách đúng đắn.

Tuy nhiên, con người thường có thói quen tìm kiếm những con đường tắt và hiệu quả. Thông thường, nếu có 5 quy trình để đăng nhập vào hệ thông an toàn nhất của mình thì ít nhất sẽ có 1 người gửi email giải thích rằng họ tìm thấy một lối tắt. 

Và sẽ có nhiều người phàn nàn về việc phải đợi 4 giây để xác minh đăng nhập. Vì vậy, các nhóm CNTT có thể thiết lập những giao thức mới. Điều này có thể dễ dàng hơn không? Có thể sử dụng công cụ như xác thực đa yếu tố hoặc các thẻ xác thực danh  tính cá nhân (PIV) không? Chúng ta có thể loại bỏ những "phần khó chịu" của an ninh mạng không? 

Có! Các giải pháp tuy có thể tốn kém hơn, nhưng cần phải loại bỏ sự phức tạp khỏi quy trình của mình.

Đánh đổi để bảo mật tốt hơn

Các biện pháp bảo mật cần thời gian để phát huy tác dụng, nhưng bộ não của con ngưởi thường xử lý nhanh hơn nên hay gấp gáp. Chúng ta có thể triển khai một chương trình và duy trì hệ sinh thái mạng như quét email cơ bản hoặc quét liên kết (link). 

Smartphone, các ứng dụng hiệu xuất và tốc độ kết nối nhanh hiện nay cũng đã đặt kỳ vọng vào khả năng truy nhập tức thì. Tuy nhiên, chúng ta cần có sự kiên nhẫn, cần được giáo dục và có một giá trị văn hóa về việc sống chậm lại để lưu tâm hơn về vấn đề an ninh.

Loại bỏ các mối đe dọa từ bên trong

Chúng ta cần nghĩ đến các mối đe dọa nội bộ. Cuộc sống bừa bãi, lộn xộn của con người thể hiện rõ trong công việc. Họ gặp những khó khăn về tài chính. Họ có những căng thẳng … thậm chí cả lý tưởng, chính trị và quyền lực… là những nguy cơ tiềm ẩn mối đe dọa bên trong tổ chức.

Để giảm thiểu điều này, chúng ta có thể sử dụng hai giải pháp. Đầu tiên sử dụng công nghệ đặc quyền và phân vùng. Nói một cách đơn giản, mọi hệ thống được truy nhập đều "cần phải biết". Việc thiết lập chính sách này sớm và áp dụng nó một cách nghiêm ngặt sẽ tạo sự rõ ràng và loại bỏ sự cám dỗ. Phân chia quyền truy cập cho tất cả mọi người, bao gồm cả các lãnh đạo và thiết lập giám sát tự động.

Giải pháp thứ hai là dựa vào khả năng lãnh đạo và sử dụng trực giác của con người. Bạn có thể điều chỉnh quá trình này tùy theo quy mô của tổ chức. Nhưng cần đều đặn mỗi tháng một lần, trưởng bộ phần nhân sự (HR), bộ phận CNTT, trưởng các bộ phận vận hành và giám đốc điều hành họp lại với nhau để xem xét tính bảo mật của các nhân viên.

Ví dụ, các hoạt động của nhân viên có  thể cho biết: "Anh ấy đi làm muộn và anh ấy đi rồi", hay bộ phận  nhân sự có thể cho  biết "anh ấy vừa ly hôn". Nếu bộ phận CNTT thông báo: "Chúng tôi vừa cấp quyền truy nhập tạm thời cho anh ấy vào 3 hệ thống tuần trước", cho thấy một sự giao tiếp với nhân  viên. Hoặc có thông tin có lẽ anh ấy để lũ trẻ ở nhà và bắt đầu một dự án mới và tất cả đều ổn hoặc có lẽ anh ấy gặp vấn đề khó khăn lớn cần được hỗ trợ. Về mặt cá nhân, bạn có thể không ghép những mảnh đó lại với nhau. Nhưng ở góc độ doanh nghiệp thì thấy có những dấu hiệu cảnh báo.

Đào tạo, giám sát bảo mật liên tục

Những kẻ xấu luôn nắm bắt được và lợi dụng tâm lý con người. Chúng nhắm mục tiêu vào những đối tượng dễ bị tổn hại như những người có quyền truy cập, những người có quyền lực…. Càng ngày chúng ta càng thấy những kỹ thuật phức tạp của tin tặc như sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phát triển như thứ gì đó nhằm thu hút được mục tiêu hoặc khiến họ từ bỏ biện pháp phòng thủ. 

Các tác nhân xấu đang ngày càng phát triển. Do đó, tổ chức phải xây dựng chương trình đào tạo bảo mật của mình, cập nhật liên tục về các mối đe dọa mới, nhắc nhở mọi người rằng họ luôn có nguy cơ là mục tiêu tấn công.

Kiểm tra cũng là một phần của đào tạo. Chúng ta có thẻ tập dượt việc gửi các email giả mạo, thực hiện các bài tập hack, chơi các trò chơi mô phỏng một cuộc tấn công hoặc tình huống đòi tiền chuộc. Thậm chí là thường xuyên kiểm tra nhân viên của mình, khi họ mắc thì đây là cơ hội để giáo dục họ.  

Sử dụng trực giác của con người

Trong cộng đồng chúng ta thường gặp vấn đề như việc ô tô bị kẻ trộm xâm nhập vào ban đêm. Những tên trộm sẽ đi qua và chúng kiểm tra mọi chiếc xe đang đậu trên đường hoặc đang di chuyển trên phố. Nếu cửa xe bị khóa, chúng sẽ bỏ qua. Nếu xe quên khóa cửa, chúng có thể lấy mọi thứ trong xe như tiền lẻ dự phòng, bảng điều khiển, máy tính trong cốp… một cách dễ dàng. Giải pháp đơn giản là hãy nhớ khóa cửa xe để giảm nguy cơ bị đánh cắp.

Với không gian mạng cũng tương tự như vậy. Hầu hết các mối đe dọa đang tìm kiếm cơ hội dễ dàng để lấy những gì chúng có thể. Bạn sẽ tiến xa với tư duy cơ bản là "khóa cửa". Về cơ bản là thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh mạng một cách nhất quán.

Giả sử cửa ô tô đã khóa, nhưng điện thoại bạn vẫn để trên bảng điều khiển hoặc có một khoản tiền gửi ngân hàng 10.000 USD trên ghế thì bọn cướp sẽ cố gắng nhiều hơn để đột nhập. Chúng sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn để có được "phần thưởng" béo bở như vậy. Nếu bạn không có bất cứ thứ gì có thể lấy được trong chiếc xe bị khóa của mình thì tính bảo vệ sẽ được tăng gấp đôi do chúng không có cơ hội và động lực.

Đó cũng là cách chúng ta giành chiến thắng trong trò chơi an ninh mạng. Vì vậy, hãy sử dụng các lớp phòng thủ, triển khai tường lửa, phát hiện xâm nhập, lọc Internet, DNS proxy và phần mềm chống vi rút, di chuyển dữ liệu để sao lưu an toàn, sử dụng mã hóa, sử dụng xác thực đa yếu tố. Hãy vượt qua yếu tố con người với tư duy bảo mật là sử dụng những khả năng tuyệt vời nhất của con người như lập luật phức tạp. Hãy nhớ và tin tưởng và luôn nhận thức rằng bạn cần kiểm tra kỹ "khóa cửa" hoặc các bước bảo mật khác./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Nhân tố con người trong an ninh mạng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO