Hỗ trợ hiệu quả cho 5G và IoT
Tại Hội nghị trực tuyến THINK 2020 diễn ra ngày 5/5/2020, IBM đã công bố loạt các dịch vụ và giải pháp hoàn toàn mới, với sự hỗ trợ của các đối tác nhằm tăng cường tốc độ chuyển đổi sang điện toán biên (Edge Computing) trong kỷ nguyên 5G, cho các DN và các công ty viễn thông.
Nỗ lực này là sự tổng hoà của kinh nghiệm, thực tiễn của IBM trong môi trường đa đám mây và công nghệ mở hàng đầu của Red Hat, một DN đã được IBM mua lại trong thương vụ sát nhập đình đám nhất giới công nghệ năm ngoái.
Đối với các DN toàn cầu, việc triển khai mạng viễn thông 5G không dây, mang lại tốc độ nhanh và độ trễ cực thấp cũng như tối thiểu lỗi truyền tải dữ liệu di động, được thiết kế để tăng tốc tiện ích của điện toán biên.
Với các dịch vụ biên mới, cùng sự hỗ trợ từ các đối tác và các giải pháp đa đám mây mở, các DN có thể khai thác tiềm năng của 5G để hỗ trợ các ứng dụng quan trọng như ứng phó khẩn cấp, phẫu thuật sử dụng robot hoặc các tính năng an toàn của phương tiện giao thông được kết nối không dây, là những hạng mục công việc sẽ có lợi thế độ trễ dù chỉ vài mili giây lưu thông băng truyền bằng cách không phải gửi yêu cầu công việc lên đám mây trung tâm.
Ông Dennis Kennelly, Tổng Giám đốc, Nhóm đám mây lai, IBM chia sẻ: "Trong môi trường nhiều biến động hiện tại, khách hàng của chúng tôi kỳ vọng tìm kiếm những sự khác biệt bằng cách tạo ra những trải nghiệm nhạy bén, sáng tạo hơn, có tính thích ứng và tính khả dụng liên tục cho người dùng - từ trung tâm dữ liệu cho đến tận ngoài biên. Bằng các kinh nghiệm trong ngành của IBM cùng với OpenShift của Red Hat, IBM cam kết hỗ trợ khách hàng mở khoá mọi tiềm năng của điện toán biên và công nghệ 5G mà không một công ty nào có thể cung cấp".
Ông Dennis Kennelly, Tổng Giám đốc, Nhóm Đám mây lai, IBM
Các dịch vụ và giải pháp mới của IBM chạy trên công nghệ OpenShift của Red Hat, với các nền tảng Kubernetes có thể ứng dụng ở bất cứ đâu, từ các trung tâm dữ liệu tới đa đám mây công cộng cho tới điện toán biên. Chúng cho phép DN dễ dàng vượt qua những thách thức phức tạp trong việc quản lý khối công việc từ số lượng khổng lồ của các thiết bị di động từ các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Những giải pháp này cũng hỗ trợ các đơn vị viễn thông nhanh chóng cung cấp dịch vụ tại biên cho người sử dụng.
Các khách hàng trong những ngành khác nhau giờ đây có thể nhận biết đầy đủ lợi ích của điện toán biên, bao gồm cả việc ứng dụng AI và phân tích tại biên và việc thu thập những hiểu biết sâu sắc hơn về vị trí công việc được hoàn thành. Các giải pháp mới bao gồm:
IBM Edge Application Manager: Giải pháp tự quản lý được thiết kế cho phép các khối lượng công việc ứng dụng AI, phân tích và IoT được triển khai và quản lý từ xa, cung cấp phân tích thời gian thực và hiểu biết sâu rộng hơn về quy mô. Giải pháp này cho phép quản lý đồng thời lên tới 10.000 góc của điện toán biên bởi một quản trị viên ảo (việc thử nghiệm IBM Edge Applications manager được thực hiện trên 10.000 đại lý đăng ký chạy thử trên một cổng kết nối IBM Edge Application Manager). Đây là giải pháp đầu tiên được cung cấp bởi dự án nguồn mở mang tính đột phá, Open Horizon, được các kỹ sư của IBM thiết kế cho phép một cá nhân có thể quản lý an toàn một mạng lưới lớn các thiết bị điện toán biên.
IBM Telco Network Cloud Manager: Giải pháp mới của IBM chạy trên nền tảng Red Hat OpenShift, cung cấp khả năng tự động hóa thông minh nhằm phối hợp các chức năng mạng ảo và container trong vài phút.
Các nhà cung cấp dịch vụ có khả năng quản lý khối lượng công việc trên cả nền tảng OpenShift và nền tảng OpenStack của Red Hat. Điều này rất quan trọng khi các công ty viễn thông ngày càng tìm cách hiện đại hóa để linh hoạt và hiệu quả hơn, cũng như cung cấp các dịch vụ mới ngay hôm nay và khi việc sử dụng 5G được ứng dụng rộng rãi.
Một tập hợp đầy đủ các dịch vụ và ứng dụng trên nền điện toán biên, bao gồm IBM Visual Insights, IBM Maximo Production Optimization, IBM Connected Manufacturing, IBM Asset Optimization, IBM Maximo Worker Insights và IBM Visual Inspector. Các tính năng này cho phép khách hàng linh hoạt triển khai AI và các ứng dụng, cũng như phần mềm nhận thức được.
Hệ sinh thái đã sẵn sàng với sự nhập cuộc của các đại gia công nghệ
Bên cạnh đó, IBM cũng công bố thành lập Hệ sinh thái IBM cho điện toán biên bao gồm đa dạng các nhà cung cấp phần mềm, các nhà phát triển để hỗ trợ DN nắm bắt các cơ hội của điện toán biên với đa dạng các giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ của IBM. Đồng thời, IBM cũng khởi tạo hệ sinh thái đám mây cho mạng viễn thông nhằm kết nối các đối tác trong ngành công nghiệp viễn thông, đa dạng hoá các chức năng mạng nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ triển khai nền tảng đám mây mạng viễn thông.
Ông Rob Thomas - Phó Chủ tịch, Nhóm nền tảng dữ liệu và đám mây, IBM – giới thiệu với các phóng viên tập hợp các dịch vụ và ứng dụng trên nền điện toán biên
Ông Rob Thomas, Phó Chủ tịch, Nhóm nền tảng dữ liệu và đám mây, IBM – cho biết thêm: Những hệ sinh thái nói trên bao gồm thành viên là các nhà sản xuất thiết bị, các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông và dịch vụ mạng, các nhà cung cấp phần mềm như Cisco, Dell Technologies, Juniper, Intel, NVIDIA, Samsung, Packet & Equinix, Hazelcast, Sysdig, Turbonomic, Portworx, Humio, Indra Minsait, Eurotech, Arrow Electronics, ADLINK, Acromove, Geniatech, SmartCone, CloudHedge, Altiostar, Metaswitch, F5 Networks và ADVA.
Một trong những ví dụ điển hình của hệ sinh thái mới này là Samsung cùng với sự hợp tác của IBM và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông M1 của Singapore đang phát triển và thử nghiệm các giải pháp Công nghiệp 4.0 sử dụng 5G và điện toán biên cho Cơ quan phát triển truyền thông Infocomm (IMDA).
Ông KC Choi, Phó chủ tịch cấp cao, Nhóm Kinh doanh DN, Samsung Electronics, cho biết: "5G và điện toán biên cho phép những cải tiến đột phá cho các nhà sản xuất, mạng viễn thông 5G cho phép mang đến những cải tiến mới cho điện thoại di động và các thiết bị thông minh dựa trên AI về chất lượng, năng suất và an toàn. Nhưng khả năng đạt được quy mô và quản lý hiệu quả khả năng kết nối của số lượng lớn thiết bị và cảm biến trong môi trường sản xuất là rất phức tạp.
Để giải quyết thách thức này và cho phép cải tiến công nghiệp 4.0 ở quy mô lớn, chúng tôi hợp tác để đưa các giải pháp điện toán biên và AI của IBM hoạt động trên nền tảng mạng 5G và thiết bị di động đầu cuối của Samsung. Cùng nhau, chúng tôi cung cấp các giải pháp hỗ trợ công nghệ 5G mới, tận dụng những hiểu biết về âm thanh và video cũng như thực tế ảo tăng cường để phát hiện ra những bất thường có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất."
Đa dạng lợi ích từ điện toán biên
Theo mô hình kiến trúc các lớp mạng, lớp trên cùng là các trung tâm dữ liệu đám mây (Cloud Data Center) để xử lý, phân tích các tác vụ phức tạp như dữ liệu lớn, học máy, v.v.
Lớp ở giữa là lớp điện toán biên (Edge Computing). Có thể thấy lớp điện toán biên nằm ngay cạnh hoặc gần các thiết bị IoT để kết nối và xử lý dữ liệu cục bộ của hàng tỷ thiết bị IoT. Thuật ngữ "Điện toán biên" (Edge Computing) được sử dụng để mô tả các trung tâm tính toán nằm giữa đám mây (Cloud) nhưng gần thiết bị (Devices), gọi là biên. Ngoài ra, nó còn chỉ ranh giới tính toán giữa môi trường Internet và môi trường mạng cục bộ.
Lớp cuối cùng là các thiết bị IoT: các cảm biến (Sensor), các thiết bị đo đạc, điều khiển (Controller), v.v.
Mô hình kiến trúc điện toán biên Edge Computing
Trong kỷ nguyên IoT có đến hàng tỷ các thiết bị sẽ được kết nối Internet, việc xử lý dữ liệu cục bộ ngay tại chỗ, tính bảo mật, độ trễ truyền dẫn (Latency), v.v là những lợi điểm mà điện toán biên mang lại. Dễ thấy nhất là hiệu quả về mặt chi phí do điện toán biên mang lại.
Với lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ các thiết bị IoT như đã nói, việc truyền toàn bộ dữ liệu này lên các Data Center sẽ tốn dung lượng băng thông đáng kể, đồng nghĩa chi phí đường truyền sẽ cao. Tuy nhiên, việc áp dụng điện toán biên, thì việc truyền toàn bộ dữ liệu là không cần thiết, đồng thời cho phép DN quyết định dịch vụ nào, dữ liệu nào sẽ xử lý và lưu trữ cục bộ, dữ liệu nào sẽ được gửi lên đám mây.
Với điện toán đám mây, dữ liệu phải được truyền đến các trung tâm dữ liệu để xử lý. Việc này có thể gây ra những lỗ hổng bảo mật nhất định, tạo điều kiện để tin tặc có thể bắt được các gói tin trên đường truyền. Mặc dù hiện tại hầu hết các phương thức truyền thông đều đã được mã hóa, nhưng vẫn sẽ có những lỗ hổng và điểm yếu nhất định, chỉ cần tin tặc bắt được một phần gói tin, chúng cũng sẽ tìm cách tấn công toàn bộ hệ thống.
Những lợi ích điện toán biên mang lại
Ngược lại, với điện toán biên (Edge Computing), các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng sẽ được xử lý ngay tại thiết bị nội bộ mà chưa phải gửi đi, từ đó góp phần bảo vệ dữ liệu của bạn tốt hơn.
Bên cạnh đó, điện toán biên có khả năng mở rộng (Scalability) dễ dàng bằng việc bổ sung thêm các thiết bị Edge mỗi khi nhu cầu kết nối các thiết bị IoT tăng, nhưng không hề tăng băng thông đường truyền đáng kể.
Mạng 5G đang được thương mại hóa nhanh chóng và sự tăng trưởng chóng mặt của các thiết bị IoT, việc áp dụng điện toán biên sẽ mang lại những bước phát triển nhảy vọt trong tăng tốc truyền tải, xử lý dữ liệu và bảo mật. Mô hình điện toán này hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp IoT và viễn thông di động, góp phần tác động và thúc đẩy chuyển đổi các ngành kinh tế.