Chuyển đổi số

Passport số giúp khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới

Nhật Minh 02/02/2025 06:35

Khi Việt Nam đặt mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu nông nghiệp 100 tỷ USD trong vòng 5 năm tới thì việc chú trọng phát triển, quản lý các sản phẩm nông nghiệp hiệu quả theo các mô hình nông nghiệp số là điều cần thiết và cần được đẩy mạnh.

Để đạt được toàn diện cho các mục tiêu trên luôn cần sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa các thành phần trong hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm: Nhà nước, nhà nông, nhà trường, nhà khoa học/tư vấn, doanh nghiệp…

Ông Vũ Tuấn Anh, chuyên gia chuyển đổi số (CĐS) - chuyển đổi xanh (CĐX), đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (ĐMST&KN), Phó Tổng Giám đốc Dr SME và TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh, Phó Trưởng Ban Đào tạo mạng lưới ĐMST&KN Đại học và Cao đẳng (VNEI) đã chia sẻ các nội dung liên quan tại một cuộc hội thảo về CĐS nông nghiệp mới đây.

Cần tích cực áp dụng các công nghệ số mới

Để thúc đẩy ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao giá trị sản phẩm, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng nông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh sử dụng hiệu quả các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (blockchain), máy bay không người lái (drone), và hệ thống thông tin địa lý (GIS)… theo hướng đồng bộ, tích hợp.

Đặc biệt, cần sử dụng chung mô hình giải pháp kết nối số toàn diện cho mọi khâu, quy trình đầu vào, đầu ra, dần hình thành, đa dạng các thành phần hệ sinh thái nông nghiệp có sử dụng Passport số (hệ thống quản lý chuỗi cung ứng nông sản hoàn chỉnh, sử dụng công nghệ blockchain, IoT, GIS).

chuyen-doi-so-nong-nghiep-1.jpg
Các công nghệ số giúp nông nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giám sát chất lượng, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.

Mô hình Passport số sẽ giúp ngành nông nghiệp giải quyết triệt để các vấn đề về truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp tiềm năng của Việt Nam, từ đó tạo thương hiệu, niềm tin tự hào, khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới”, ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, Passport số là công cụ truyền tải chứng minh một cách khách quan và hệ thống tất cả thông tin liên quan tới các sản phẩm nông nghiệp có giá trị, chất lượng cao (gồm tất cả thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, các chứng nhận như hữu cơ, bền vững hay trách nhiệm ESG).

Cùng với đó, Passport số sẽ giúp: Khai sinh cho cây trồng (cấp mã định danh duy nhất có đầy đủ thông tin từ khi bắt đầu được gieo trồng cho đến khi thu hoạch); Ghi chép tốc độ phát triển, sinh trưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình canh tác); định danh chế biến, bảo quản và phân phối (minh bạch hóa thông tin, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng…); liên tục tạo dữ liệu thực tế và đảm bảo tương tác giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng gồm nông dân, nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng)…

Hơn nữa, ông Vũ Tuấn Anh cho rằng, các công nghệ số giúp nông nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giám sát chất lượng, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng. Cụ thể, ứng dụng AI và big data giúp phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, giúp nông dân điều chỉnh kịp thời các phương thức canh tác; IoT giúp giám sát tình trạng đất, độ ẩm, nhiệt độ, giúp quản lý cây trồng, bảo vệ sức khỏe cây trồng tốt hơn; GIS giúp xác định vùng trồng phù hợp, quản lý tài nguyên hiệu quả hơn; Blockchain đảm bảo tính minh bạch trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín và giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế…

Ông Vũ Tuấn Anh cũng khẳng định thêm, nếu nông nghiệp Việt Nam không mạnh mẽ, tích cực áp dụng các công nghệ số sẽ khiến sản phẩm nông sản Việt Nam mất đi những cơ hội để chủ động cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.

Gia tăng giá trị, niềm tin vào sản phẩm nông nghiệp

Cũng trên quan điểm khẳng định về sự cần thiết phải áp dụng Passport số, TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh cho biết thêm, Passport số không chỉ là một công cụ, mà là một hệ sinh thái bao gồm nhiều công nghệ tích hợp để tối ưu hóa toàn bộ chuỗi cung ứng và quản lý sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao.

Ưu điểm nữa mà Passport số mạng lại chính là có khả năng thúc đẩy mô hình mua bán tận gốc, giúp nông dân tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng mà không qua các trung gian. Thông qua mã QR hoặc RFID (công nghệ nhận dạng qua tần số vô tuyến) trên bao bì sản phẩm, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất và chứng nhận chất lượng của sản phẩm. Chính ưu điểm này tạo ra cơ hội cho các nông dân tăng giá trị sản phẩm, giảm thiểu chi phí trung gian và tăng trưởng bền vững.

TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh còn cho rằng, Passport số không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, nông dân mà còn giúp nhà nước, các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) quản lý và hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Cụ thể, Passport số giúp cơ quan nhà nước có thể giám sát quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, tình trạng đất đai một cách liên tục và chính xác. Làm được điều này bởi lẽ có các dữ liệu từ IoT, drone, blockchain cung cấp, từ đó giúp các cơ quan quản lý xác định các vấn đề cần can thiệp hoặc hỗ trợ.

Đặc biệt, Passport số, giúp các Sở NN&PTNT có thể hoạch định các chính sách hỗ trợ ngành NN&PTNT một cách chính xác hơn; giúp các cơ quan quản lý môi trường giám sát, theo dõi thực các yếu tố môi trường, từ đó giúp Sở NN&PTNT đưa ra các khuyến nghị và chính sách về canh tác bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

"Các cơ quan nhà nước có thể sử dụng Passport số để cung cấp các chương
trình hỗ trợ, đào tạo, tư vấn cho nông dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, các khoản vay được triển khai dựa trên thông tin minh bạch và chính xác, từ đó giúp nông dân tiếp cận nguồn lực dễ dàng và sản xuất hiệu quả bền vững hơn…”,
TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh nhấn mạnh.

Điều quan trọng nữa được TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh nhấn mạnh chính là: Passport số sẽ giúp nông nghiệp dần tạo ra một hệ sinh thái nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả. Đồng thời, đây sẽ là một công cụ quan trọng giúp bảo vệ thương hiệu, gia tăng giá trị, niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Đây là bước đi cần thiết để đưa sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Việt Nam vươn ra thế giới và phát triển bền vững./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • DeepSeek đối mặt với sự giám sát chặt chẽ tại châu Âu
    DeepSeek, chatbot AI mới nổi đến từ Trung Quốc, đang phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý tại châu Âu, chỉ sau một thời gian ngắn gây sốt giới công nghệ.
  • Tăng tốc chuyển đổi sang công nghệ 5G đưa Việt Nam vào kỷ nguyên mới
    Theo báo cáo của Hiệp hội Viễn thông toàn cầu (GSMA), công nghệ 5G sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu hơn 930 tỷ USD vào năm 2030.
  • Hai hệ thống trụ cột góp phần chuyển đổi số Điện lực Hà Nội
    EVNHANOI, một trong 5 tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đang quản lý một hệ thống lưới điện lớn. Theo đó, hệ thống quản trị chăm sóc khách hàng và hệ thống quản trị nhân sự và chi trả lương tập trung đã góp phần giúp EVNHANOI hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
  • Giáo dục Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số: Thực trạng, thách thức và giải pháp đột phá
    Trong nhiều thập kỷ qua, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu ở Việt Nam. Hệ thống giáo dục đã đạt được những thành tựu nổi bật, như tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học gần như tuyệt đối và việc duy trì sự tham gia của học sinh ở các cấp học cao hơn. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên công nghệ số, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu cấp bách về đổi mới để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và chuyển đổi số (CĐS).
  • Lì xì “số”: xu hướng của Tết Nguyên đán thời đại số
    Lì xì đầu năm mới là nét đẹp truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á. Nó tượng trưng cho những lời chúc dành cho con trẻ và tượng trưng cho lòng hiếu thảo của con cháu đối với người lớn tuổi trong gia đình. Trong thời đại số, lì xì “số” đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia.
  • Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục trong năm 2025
    Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS) tháng 1/2025, thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.
  • Mỹ lo ngại bị "sao chép" công nghệ AI: DeepSeek có vi phạm sở hữu trí tuệ?
    Mỹ đang lo ngại mô hình DeepSeek có thể đã hưởng lợi từ một phương pháp được cho là “sao chép” những tiến bộ của các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, được gọi là "distillation" (tạm dịch: chiết xuất).
  • Khám phá Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên các dịch vụ của Google
    Chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Google đã có nhiều sáng tạo cho người dùng nhân dịp năm mới.
  • Những đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57
    Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57, khoa học, công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí "đột phá quan trọng hàng đầu" với những mục tiêu cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
  • Alibaba sẽ phát hành mô hình AI vượt trội hơn DeepSeek?
    Hôm nay 29/1, công ty công nghệ Trung Quốc Alibaba đã phát hành phiên bản mới của mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) Qwen 2.5, được tuyên bố là vượt trội hơn DeepSeek-V3.
Passport số giúp khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO