Phải chấp hành pháp luật khi tham gia thương mại điện tử

Xuân Tuấn| 03/10/2020 22:39
Theo dõi ICTVietnam trên

Bất kỳ ai tham gia vào thương mại điện tử (TMĐT) và vận chuyển lưu thông hàng hóa phải chấp hành các quy định pháp luật hiện hành về hàng giả, hàng cấm, hàng lậu.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo khẳng định như vậy tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều ngày 2/10 tại Hà Nội.

Phải chấp hành pháp luật khi tham gia thương mại điện tử - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo trả lời câu hỏi của báo chí

Tại buổi họp báo, phóng viên đặt câu hỏi: Trong thời gian vừa qua, liên tục phát hiện các vụ buôn bán qua TMĐT, bán hàng giả với số lượng lớn. Các đơn vị này sử dụng bưu chính và chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng giả hàng lậu, mà đa số đơn vị vận chuyển đi trên đường hầu hết không bị cơ quan chức năng kiểm tra vì các gói hàng được đóng niêm phong kỹ càng. Vô tình các đối tượng xấu lợi dụng hình thức vận chuyển này để buôn lậu. Xin được hỏi trong thời gian tới, có cách quản lý như thế nào hoặc các đơn vị vận chuyển phải có trách nhiệm như thế nào trong phòng chống hàng giả hàng lậu?

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo cho biết: Bất kỳ ai tham gia vào TMĐT và vận chuyển lưu thông hàng hóa phải chấp hành các quy định pháp luật hiện hành về hàng giả, hàng cấm, hàng lậu.

Trong Luật Bưu chính quy định rất rõ, các doanh nghiệp (DN) bưu chính có quyền kiểm tra các kiện hàng trước khi vận chuyển. Hiện nay, có khoảng 500 DN bưu chính tham gia hoạt động này. Ví dụ tại các điểm giao dịch hàng hóa của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, thường xuyên có lực lượng công an cùng với các hệ thống máy soi chiếu. Chỉ còn một số DN nhỏ lẻ chúng ta cần phải quan tâm.

Đặc biệt, trong lĩnh vực TMĐT, điều đáng quan tâm nhất hiện nay là bộ phận giao hàng nhỏ lẻ, rất khó kiểm soát. Hàng lậu, hàng cấm thì có thể kiểm tra phát hiện được ngay, còn hàng giả thì rất khó. Chính vì vậy, trong quá trình hoàn thiện các quy định pháp luật, ý thức của người dân rất quan trọng.

Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh, trước khi mua hàng, người dân cần phải kiểm tra bằng bất kỳ cách nào. Trong điều kiện hiện nay thì đây là cách tốt nhất, các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật.

Bài liên quan
  • Bộ TT&TT hướng dẫn đầu tư CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
    Việc ban hành 2 Thông tư, hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cơ bản đầy đủ, tạo thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị đẩy mạnh chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Hải Phòng giải bài toán mục tiêu đảm bảo cung cấp DVCTT toàn trình
    Năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ quyết tâm hoàn thành mục tiêu cung cấp, sử dụng hiệu quả các thủ tục hành chính đủ điều kiện toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
  • Bảo vệ trước khi bị tấn công: Mô phỏng ransomware mang lại sự khác biệt
    Ransomware là một dạng phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính hoặc mạng, và giới hạn hoặc hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu quan trọng bằng cách mã hóa các tệp cho đến khi tiền chuộc được trả. Việc chặn quyền truy cập vào dữ liệu kinh doanh quan trọng của công ty sẽ khiến các tổ chức có thể phải trả một khoản tiền chuộc khá lớn hoặc mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần liên tục kinh doanh.
  • Cảnh báo hành vi mạo danh cơ quan Thuế để lừa đảo
    Các cơ quan Thuế đưa ra cảnh báo về tình trạng giả danh công chức Thuế, cơ quan Thuế để thực hiện hành vi lừa đảo đối với người nộp thuế.
  • Thị trường esports Việt Nam dự kiến chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027
    Viresa đã phối hợp cùng OTA Network phát hành Sách trắng Thể thao điện tử (esport) Việt Nam 2022 - 2023.‏ Trong đó, dự kiến, quy mô thị trường của ngành sẽ chạm ngưỡng 8,73 triệu USD vào năm 2027.
  • Quản lý rủi ro bên thứ n - Giảm thiểu rủi ro trong thế giới kết nối
    Vào cuối tháng 5/2024, một loạt vụ nổ xảy ra đồng thời, được cho là do các thiết bị nhắn tin được cải tiến gây ra, đã xảy ra ở các khu vực do Hezbollah kiểm soát tại Lebanon và Syria. Trong khi những sự kiện này được cho là do một hoạt động bí mật có khả năng liên quan đến Israel, hậu quả của chúng còn vượt xa cuộc xung đột trước mắt. Các vụ nổ máy nhắn tin đánh dấu sự hội tụ đáng kể của các mối đe dọa an ninh địa chính trị, mạng và vật lý.
Đừng bỏ lỡ
Phải chấp hành pháp luật khi tham gia thương mại điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO