Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiểm soát chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá tác động chính sách, thủ tục hành chính tại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Hưởng ứng Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về căn cước, định danh và xác thực điện tử của Việt Nam”, Công đoàn Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Việt Nam đã tuyên truyền, vận động các đoàn viên công đoàn tham gia cuộc thi.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ, ngành Thuế cũng không ngoại lệ. Đặc biệt, trong năm 2023 “Ngành thuế tiên phong trong công tác chuyển đổi số” là một trong 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế.
Hai đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là Cục Báo chí và Cục Thông tin đối ngoại và Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) - Bộ Tư pháp đã thống nhất phối hợp trong công tác truyền thông chính sách (TTCS) pháp luật.
Thủ Tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số (CĐS) từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Xuất phát từ nhu cầu, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn của Determann về pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân - Hoạt động tuân thủ của doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế”.
Ngày 19/12/2023, Hội đồng lý luận Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường” tại Trường Đại học PCCC. Trung tướng, PGS, TS Lê Quang Bốn, Hiệu trưởng nhà trường chủ trì Hội thảo.
Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.
Để nâng cao chất lượng chính sách, tạo đồng thuận xã hội thì việc quan trọng là truyền thông chính sách từ sớm, từ xa. Tức là truyền thông từ khi dự thảo chính sách, huy động nguồn lực xã hội tham gia vào quá trình xây dựng dự thảo.
Truyền thông dự thảo chính sách nhằm bảo đảm, phát huy quyền làm chủ của người dân trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật để nội dung chính sách, pháp luật thực sự thể hiện ý chí của nhân dân xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, trở thành công cụ hữu hiệu để “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, hướng tới một Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet và sự bùng nổ của truyền thông xã hội hiện nay, bên cạnh báo chí và các kênh truyền thống, hiện đã có thêm kênh mới có thể tham gia vào hoạt động thông tin về giao thông đường bộ và tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ: Đó chính là các mạng xã hội.
Trong chuyến thăm Việt Nam cuối tháng 10 vừa qua, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, giao lưu với Cảnh sát biển Việt Nam tại thành phố Hải Phòng.
Với mục tiêu nâng cao kiến thức về bán hàng đa cấp cho sinh viên trường đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã phối hợp Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; Uỷ ban Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Sự kiện đã thu hút hơn 500 sinh viên tham gia.
Có thể thấy, kinh doanh đa cấp biến tướng, không phép thường đánh vào lòng tham của con người, đó là muốn kiếm tiền và làm giàu nhanh, nhưng không phải bỏ nhiều công sức.
Thông tư 12/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Điều 5 về quy trình tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật bán hàng đa cấp, kiến thức cho đầu mối tại địa phương.