Chuyển động ICT

Phát triển dịch vụ bưu chính số đến hộ gia đình và người dân

Hoàng Linh 31/12/2022 15:09

Theo số liệu của Bộ TT&TT, doanh thu dịch vụ bưu chính năm 2022 ước đạt 52.300 tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2021 và vượt 2,5% kế hoạch đề ra của năm 2022.

Lũy kế số tài khoản được active (đủ điều kiện giao dịch) trên 2 sàn thương mại điện tử (TMĐT) PostMart và VoSo đến tháng 11/2022 đạt 7,5 triệu tài khoản, tăng gấp 7 lần so với năm 2021. Lũy kế số lượng giao dịch trên 02 sàn TMĐT (PostMart và VoSo) đến tháng 11/2022 đạt 1.289.439 giao dịch, tăng 16 lần so với năm 2021.

tds3.jpg

Lĩnh vực bưu chính trong trung hạn 2023 - 2025 sẽ chuyển đổi số (CĐS) dịch vụ bưu chính, phát triển các dịch vụ bưu chính số, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân.

Trong giai đoạn 2023 – 2025, lĩnh vực bưu chính có các nhiệm vụ: Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Bưu chính số 49/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng bưu chính giữa các doanh nghiệp (DN) bưu chính; xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính; hệ thống báo cáo trực tuyến có kết nối với các DN bưu chính.

Công cụ giám sát trực tuyến sẽ được xây dựng. Các biện pháp kiểm soát chất lượng dịch vụ, tăng cường công tác kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương cũng sẽ được triển khai.

Lĩnh vực định hướng đến năm 2025, xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ bưu chính tới tất cả các hộ gia đình và người dân. Khả năng tiếp cận phổ cập dịch vụ đạt tối thiểu 50 bưu gửi/ đầu người; 100% điểm phục vụ có người phục vụ và có kết nối Internet để hỗ trợ việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn TMĐT; 100% hộ gia đình có địa chỉ số. Tốc độ tăng trưởng trung bình của dịch vụ bưu chính chuyển phát phục vụ thương mại điện tử đạt trên 30%/năm.

Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước được phát triển theo hướng đẩy mạnh CĐS, áp dụng các công nghệ số để hiện đại hóa mạng lưới. Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước để tiếp tục giữ vững vai trò “là hạ tầng quan trọng trong truyền đưa thông tin chỉ đạo điều hành khẩn, mật của lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính của các doanh nghiệp bằng các công cụ, ứng dụng CNTT để hỗ trợ giám sát online, từ xa, thời gian thực.

Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước sẽ được phát triển theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ số để hiện đại hóa mạng lưới. Bên cạnh đó tăng cường công tác kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 tại địa phương để nâng cao chất lượng dịch vụ mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước.

Việt Nam sẽ phát triển bưu chính được xếp hạng trong nhóm 6, là nhóm các nước có chất lượng, hiệu quả dịch vụ bưu chính phát triển nhanh và bền vững.

Ông Lã Hoàng Trung, Vụ trưởng Vụ Bưu chính - Bộ TT&TT cho biết mặc dù đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế toàn cầu giảm sút, ngành Bưu chính vẫn có những cơ hội to lớn để phát triển. Với sứ mệnh chính là hợp tác quốc tế, phổ cập dịch vụ và công ích, mạng lưới các bưu cục vẫn là mạng lưới có độ phủ rộng, kết nối dịch vụ thường xuyên với người dân. Bưu chính có sứ mệnh phục vụ người dân trong mọi hoàn cảnh, mang đến cho người dân giá trị vật chất và tinh thần./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Phát triển dịch vụ bưu chính số đến hộ gia đình và người dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO