Diễn đàn

Phát triển kinh tế số - xã hội số: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam

Hoàng Linh 26/09/2023 12:20

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và lợi thế để phát triển kinh tế số - xã hội số (KTS-XHS). Tuy nhiên, có thể lưu ý một số thách thức và kinh nghiệm của một số nước để phát triển nhanh nền KTS-XHS.

Những tiềm năng của Việt Nam

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số (KTS-XHS) đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt tối thiểu 20%, và đến năm 2030 đạt tối thiểu 30% GDP. Tỷ trọng trong từng ngành, từng lĩnh vực đến năm 2025 phải đạt tối thiểu 10% và đến năm 2030, tỷ trọng KTS trong từng ngành, từng lĩnh vực phải đạt tối thiểu 20%.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại các cuộc họp chuyên đề về thúc đẩy phát triển KTS gần đây đã nhấn mạnh: “Để đạt mục tiêu KTS chiếm tối thiểu 20% GDP vào năm 2025 như chiến lược đề ra, KTS phải tăng trưởng gấp khoảng 3 - 4 lần tăng trưởng GDP, tức là khoảng trên 20%/năm. Đây là nhiệm vụ khó khăn, thách thức và cần phải có giải pháp đột phá mới có thể đạt được”.

Nói về những thuận lợi của Việt Nam trong phát triển KTS-XHS, ông Toni Kristian Eliasz, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết giai đoạn sau COVID-19, những ngành số đã phục hồi mạnh mẽ so với các ngành khác. Việt Nam có mức độ phổ cập Internet khá cao (100%). Số lượng người dùng các thiết bị di động đạt tỷ lệ 79%, khá tương đồng với các quốc gia có thu nhập trung bình cao. Từ năm 2017 - 2022, số lượng người dùng dịch vụ số của Việt Nam đã tăng gấp đôi.

to-cong-nghe-so.jpeg
Việt Nam có mức độ phổ cập Internet cao, số lượng người dùng các thiết bị di động đạt tỷ lệ 79%,

Điều đáng nói, ông Toni cho biết: “Chất lượng truy cập và kết nối Internet băng thông rộng là đáng chú ý. Khi tôi đi Hà Giang, tôi vẫn có thể kết nối Internet và sử dụng các dịch vụ số bình thường. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có khoảng 12 triệu người dùng sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip và con số này khá là thành tựu của Việt Nam”.

Cũng có chung nhận định, ông Matthieu François, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số, McKinsey & Company cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới tỷ lệ thâm nhập thiết bị di động và người dùng Internet cao. Các dịch vụ số, tìm kiếm, nghiên cứu, mua sắm online gia tăng mạnh mẽ.

Việt Nam đã có nền tảng vững chắc trong việc áp dụng và ứng dụng những hệ sinh thái số hay là những nền tảng số. Việt Nam cũng có vị thế nhất định trong hành trình xây dựng nền kinh tế số quốc gia”, ông Matthieu François khẳng định.

Nâng cao năng lực số

Nhận định nền KTS là ngành kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ so với các ngành kinh tế khác trong vài năm qua, bên cạnh những thuận lợi, ông Toni Kristian Eliasz, cho biết theo số liệu của WB, hiện tại với đóng góp của nền KTS cho GDP thì vẫn đang chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Với một số quốc gia, KTS chỉ chiếm 5 - 6%.

Bên cạnh, những nền tảng vững chắc như số lượng người dùng Internet cao và được phổ cập rộng rãi, số người dân sử dụng nền tảng số, công cụ số ngày càng gia tăng, ông Toni lưu ý vẫn còn một nhóm người đang bị bỏ lại phía sau. “Khoảng cách phân chia giữa thành thị và nông đang ngày càng rộng hơn, đôi khi do ngôn ngữ, hay do công nghệ. Khoảng cách này là điểm Việt Nam cần cân nhắc”.

Bên cạnh đó, cần xem xét năng lực số để áp dụng công nghệ số. Đây được xem là yếu tố gây cản trở, làm gia tăng khoảng giữa các nhóm. “Việt Nam cần phải cân nhắc và quan tâm hơn đến nhóm dân tộc thiểu số có thể bị bỏ lại phía sau”, ông Toni khuyến nghị.

to-cnscd-1.jpg

Theo phân tích của ông Toni, năng lực số, kỹ năng số là động lực tăng trưởng vì đóng góp vào tăng trưởng năng suất, cũng như đóng góp vào chuỗi giá trị. Việt Nam đang chậm lại phía sau so với một số quốc gia khác về năng lực và kỹ năng số trong nhóm dân số ở độ tuổi lao động mặc dù số lượng người sử dụng di động cao nhưng số lượng người, hộ gia đình có máy tính ở nhà đang thấp, chỉ khoảng 28% và chủ yếu nằm ở nhóm thành thị là chính.

Làm sao phải thúc đẩy tri thức của người dân nhờ kỹ năng sử dụng máy tính để thực hiện những tính năng cao cấp, tiên tiến hơn do sử dụng điện thoại không thể thực hiện những tính năng tiên tiến. Việc sử dụng và sở hữu máy tính cũng rất quan trọng”, ông Toni khuyến nghị.

Tập trung phát triển dữ liệu và hạ tầng dữ liệu

Ở một khía cạnh khác, khi nhìn vào những loại hình DN số, DN nền tảng, DN đang sử dụng dữ liệu cho hoạt động kinh doanh, ông Toni cho biết các DN nền tảng của Việt Nam đang cao hơn mức trung bình của của toàn khu vực nhưng DN sử dụng dữ liệu cho một hoạt động cốt lõi của DN thì ở Việt Nam con số còn thấp, đồng nghĩa với việc những nền tảng, bộ kỹ năng nền tảng cho DN hoạt động sử dụng dữ liệu thì vẫn còn hạn chế.

Ông Toni cũng cho rằng Việt Nam còn hạn chế về chia sẻ dữ liệu, bảo mật dữ liệu, cũng như an toàn dữ liệu. Việt Nam đặt ra chiến lược năm 2023 là năm của dữ liệu. “Câu chuyện của dữ liệu là câu chuyện của nhiều năm, dài hạn. Việt Nam cần xem xét việc chia sẻ, chuyển dữ liệu từ ngành này qua ngành khác, tổ chức này sang tổ chức khác hiện còn đang khá hạn chế”.

Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) nhưng tôi hy vọng trong năm nay và năm tới, Việt Nam cũng sẽ đạt được những mục tiêu, thành tích, thành tựu nhất định về CSDL và chia sẻ dữ liệu”, ông Toni cho hay.

Ông Toni cũng cho rằng khi nói về dữ liệu thì cũng cần cân nhắc luôn về hạ tầng số. Với người tiêu dùng, những người dân, DN sử dụng dữ liệu nên các hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu phải đảm bảo tính xuyên suốt trong sử dụng dữ liệu. Dữ liệu là trụ cột và dữ liệu số toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ.

csdl-09082022.jpeg
Việt Nam cần xem xét việc chia sẻ, chuyển dữ liệu từ ngành này qua ngành khác, tổ chức này sang tổ chức khác.

Hiện tại, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nghiên cứu tại 74 quốc gia và thấy rằng Việt Nam đang đứng ở vị trí 27, Malaysia là 23, và Singapore đứng ở vị trí cao hơn về đánh giá về hạ tầng dữ liệu nên Việt Nam có dư địa rất lớn để cải thiện về dữ liệu và hạ tầng dữ liệu.

Hàn Quốc là một ví dụ có thể tham khảo khi nước này đặt mục tiêu hướng tới chính phủ với nền tảng số, theo đó, tất cả các quyết định đưa ra sẽ dựa trên những dữ liệu, nền tảng, công nghệ AI theo một lộ trình khoa học, rõ ràng và kế hoạch hành động đồng bộ, được xây dựng và triển khai kỹ lưỡng. Trong 3 năm qua, Hàn Quốc đã đầu tư “khủng” cho những nền tảng số, dữ liệu.

Cũng chia sẻ về vấn đề này, ông Matthieu François cho biết môi trường dữ liệu đôi lúc tách biệt, đang bị phân mảnh và chính vì vậy, Việt Nam cần có một kiến trúc quản trị dữ liệu hay một khung đảm bảo các dữ liệu được kết nối với nhau. Kinh nghiệm của Singapore là xây dựng hạ tầng, kiến trúc dữ liệu trực tiếp từ nền tảng của chính phủ theo cách dữ liệu mở. Từ đó, khuyến khích khu vực tư, DN tiếp tục số hoá, CĐS. Singapore có mạng lưới đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp mạnh mẽ nhờ có nhiều đóng góp không chỉ từ khu vực công mà từ khu vực tư.

Trong khi đó, châu Âu tập trung xây dựng khung dữ liệu, với 4 trụ cột để có thể định hình các không gian, kiến trúc và công nghệ dữ liệu, để tạo niềm tin số, niềm tin dữ liệu.

Cụ thể, 4 trụ cột gồm: (i) thiết lập khung quản trị liên ngành để truy cập dữ liệu và sử dụng, đáng chú ý nhất là bằng cách điều chỉnh việc chia sẻ dữ liệu; (ii) củng cố không gian dữ liệu và đám mây của Châu Âu cơ sở hạ tầng, ví dụ bằng cách cùng đầu tư khoảng 2 tỷ euro (trong tổng mức đầu tư khoảng 4-6 tỷ euro) vào cơ sở hạ tầng, công cụ chia sẻ dữ liệu, cơ chế kiến trúc và quản trị; (iii) trao quyền các cá nhân kiểm soát dữ liệu của họ, cũng như đầu tư vào kỹ năng và xây dựng năng lực, và (iv) thúc đẩy phát triển ít nhất 9 không gian dữ liệu chung của châu Âu trong các lĩnh vực chiến lược và lĩnh vực công cộng, chẳng hạn như sản xuất, phát triển xanh, y tế và tài chính.

Ông Mathieu cũng chia sẻ thế giới đang diễn ra một cuộc chạy đua thu hút nguồn đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu (TTDL). Ireland, Hà Lan là 2 quốc gia thành công trong thu hút các TTDL khi có những chính sách, quy định đầu tư vào năng lượng tái tạo, TTDL.

Khai thác xu hướng thuê ngoài để mang lại lợi ích cho Việt Nam

Chia sẻ thêm về những kinh nghiệm, bài học để phát triển KTS-XHS cho Việt Nam, ông Matthieu François cho biết thêm có 3 lĩnh vực mà KTS có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam.

Thứ nhất, liên quan đến KTS, các giao dịch trực tuyến (online), hàng hoá, dịch vụ online là những nhân tố gắn liền với nền KTS.

Thứ hai là khi CĐS ngày càng được thúc đẩy thì người sử dụng đang ngày càng quen hơn với sử dụng các nền tảng, công cụ số, theo đó, quan trọng là làm thế nào để chúng ta có thể tiếp tục tận dụng số hoá, CĐS để thúc đẩy năng suất sản xuất, lao động để biến thành lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba, liên quan đến phát triển các dịch vụ số, Việt Nam đang cạnh tranh với các nước về chi phí lao động nhưng quan trọng nhất là với ngành ICT cần thúc đẩy văn hoá, năng lực, kỹ năng số cho ngành này.

Ông Matthieu François cũng cho biết hệ sinh thái số Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, bao gồm các nền tảng thương mại, du lịch, khách sạn, chăm sóc sức khoẻ, cùng với các dịch vụ thanh toán, tài chính số, đóng góp 13 - 14% vào tổng GDP Việt Nam. Để thúc đẩy hệ sinh thái số phát triển hơn nữa, Việt Nam cần thúc đẩy tiếp cận số của người dùng đối với những dịch vụ về tài chính, sức khoẻ, giáo dục.

du-lieu-so.jpeg
Số hoá, tự động hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp tăng năng suất của người lao động, đóng góp vào phát triển KTS.

Thứ hai, cũng theo ông Matthieu François, Việt Nam cần tận dụng nền KTS, kỹ thuật số để tăng cường và cải thiện hơn nữa năng suất của người lao động. Việt Nam vẫn được biết đến là quốc gia có lao động cạnh tranh về sản xuất nhờ chi phí lao động thấp nhưng để duy trì được vị thế cạnh tranh này cần duy trì năng suất lao động cao mà điều này rõ ràng cần phải được thực hiện thông qua số hoá, tự động hoá. Số hoá, tự động hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp tăng năng suất của người lao động, đóng góp vào phát triển KTS.

Có một loạt công nghệ 4.0 cần triển khai để nâng cao năng suất lao động. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá tác động của công nghệ 4.0 với năng suất lao động cho thấy đây là yếu tố quan trọng liên quan đến thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Thứ ba là KTS cũng giúp thúc đẩy các dịch vụ công nghệ và Việt Nam cần tận dụng những dịch vụ công nghệ này. Hiện tại, đang ngày càng nhiều DN sử dụng dịch vụ số được cung cấp bởi những công ty bên ngoài. “Việt Nam cần tận dụng xu thế thuê ngoài (outsource) để có thể thúc đẩy hơn nữa KTS cũng như CĐS. Hiện tại, Việt Nam cũng đã được ghi nhận là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nguồn lực, DN trong ngành thuê ngoài”.

Việt Nam có nguồn lao động, nhân tài và đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những dịch vụ công nghệ hay dịch vụ outsource nhưng để có thể tận dụng và hưởng lợi, Việt Nam cần tăng cường số lượng nhân tài nhiều hơn nữa thông qua các hoạt động về năng lực và giáo dục đào tạo.

Theo đánh giá, số lượng nhà phát triển (developer) chưa đủ để đáp ứng công cuộc CĐS cũng như KTS của Việt Nam. Số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ hay những ngành về kỹ thuật số còn thiếu, ông Matthieu François lưu ý thêm./.

Bài liên quan
  • Phát triển kinh tế số địa phương: tránh hiện tượng "trăm hoa đua nở"
    Kinh tế số (KTS) là một trụ cột chuyển đổi số (CĐS) của địa phương. Vì vậy, phát triển KTS phải đặt trong tổng thể phát triển đồng đều các trụ cột CĐS của địa phương, như chính quyền số, xã hội số, đô thị thông minh. Như vậy, mới tạo nền tảng vững chắc để phát triển KTS.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
  • Ra mắt sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" của Đại tá, GS. Phan Phác
    Cuốn sách "Cuộc đấu trí bất ngờ" với những bài viết mang giá trị lịch sử và thực tiễn sâu sắc được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn biên soạn và ra mắt độc giả đúng dịp cả nước trong không khí kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024).
Đừng bỏ lỡ
Phát triển kinh tế số - xã hội số: Khuyến nghị hành động cho Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO