Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

PV| 07/11/2022 08:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam góp phần phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bắt kịp cùng trình độ tiên tiến của thế giới là một trong những mục tiêu quan trong của dự thảo Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội lấy ý kiến.

Thiếu nguồn lao động có kỹ năng nghề cao

Theo đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau những năm đổi mới, hiện lực lượng lao động đã tăng gấp đôi, từ 27 triệu năm 1986 lên 51,4 triệu. Dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng, nhưng chất lượng lao động chưa bắt kịp số lượng khi tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chỉ hơn 26%.

Từ bất cập trong cơ cấu đào tạo dẫn đến thị trường lao động Việt Nam dư thừa người có kỹ năng thấp và thiếu lao động kỹ thuật cao. Đại dịch COVID-19 vừa qua đã bộc lộ những hạn chế trình độ kỹ năng khiến lao động Việt gặp nhiều khó khăn khi dịch chuyển việc làm, trong khi lưới an sinh chưa đủ sức đảm đương chống đỡ rủi ro cho người lao động. Nếu không sớm thay đổi đào tạo, bù đắp các kỹ năng cho người lao động, có thể dẫn tới nguy cơ mất tính cạnh tranh.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc vận hành Manpower Group Việt Nam (tập đoàn tuyển dụng và tư vấn nhân sự) cho rằng, nhân công "giá rẻ" vừa là điểm thu hút nhưng cũng là điểm yếu về thích nghi của lao động Việt Nam khi doanh nghiệp nước ngoài đưa công nghệ mới vào sản xuất. Theo khảo sát, khoảng 57% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực chất lượng cao. Về nguyên nhân, trước kia, lương là yếu tố hàng đầu, nhưng giờ là chế độ phúc lợi, chính sách như làm việc linh hoạt thời gian... Doanh nghiệp vì thế cần cải thiện linh hoạt chế độ, môi trường làm việc, cơ hội phát triển kỹ năng để giữ chân người lao động.

Đại diện nhiều doanh nghiệp bày tỏ lo ngại tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao, trong khi đang cần tuyển dụng hàng nghìn vị trí nhân sự khi mở rộng sản xuất. Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng Giám đốc Vingroup cho hay: Hai năm tới, doanh nghiệp này cần khoảng 100.000 người, trong đó 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo, ít nhất là tốt nghiệp đại học. Nhà nước cần sớm có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyển dụng, đào tạo nhân sự chất lượng cao. Về lâu dài, doanh nghiệp thông qua hệ thống giáo dục sẵn có lẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh trải dài khắp nước sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân sự.

Khảo sát độc lập của Manpower Group Việt Nam công bố mới đây, cho biết, lao động có kỹ năng tay nghề cao chỉ đạt 11,6%. Chỉ 5% số lao động có trình độ tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập sẽ là nhiều hạn chế, chưa đủ cạnh tranh với lao động khu vực. Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam khoảng 300 USD/tháng, tương đương bảy triệu đồng, thấp hơn khá nhiều so với lao động trong khu vực (1.992 USD) và thế giới (2.114 USD).

Phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Dân số Việt Nam đang ở thời kỳ vàng, nhưng chất lượng lao động "chưa vàng", khi tỷ lệ qua đào tạo thấp, chỉ hơn 26%.

Xây dựng Đề án "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045"

Trong bối cảnh các doanh nghiệp thường xuyên phải đổi mới công nghệ do tác động của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong dài hạn, với sự tăng trưởng kinh tế cao, việc phát triển, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên, lao động trẻ là điều cần thiết để tạo sự chuyển biến nhanh chóng về chất của lực lượng lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến dự thảo Đề án "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Mục tiêu tổng quát của đề án này là chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động. Từ đó, giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao. Đồng thời, nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng lao động Việt Nam để bắt kịp, cùng tiến với các nước ASEAN - 4 (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines) và tiếp cận các nước phát triển.

Nổi bật trong dự thảo Đề án "Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" là chính sách cho vay ưu đãi và cấp phát thẻ phát triển kỹ năng nghề có giá trị tương đương từ một - ba tháng lương tối thiểu vùng cho người lao động. Các mức hỗ trợ, ưu đãi tùy theo độ tuổi và nhu cầu của người lao động. Các nhà giáo, đánh giá viên kỹ năng nghề có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia được cấp thẻ phát triển kỹ năng nghề một lần trị giá ba tháng lương cơ sở. Các chuyên gia có kỹ năng, trình độ cao đáp ứng một số tiêu chí đưa ra sẽ được nhận mức hỗ trợ bằng ba tháng lương tối thiểu vùng.

Mục tiêu sẽ chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động. Ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao, các ngành nghề kinh tế trọng điểm, ưu tiên, chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, bảo đảm hơn 90% lực lượng lao động được chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế.

85% người lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề gắn với đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia có việc làm, duy trì việc làm tại doanh nghiệp. Trong đó, có 90% được doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng hài lòng về chất lượng, 90% số lao động được tuyển dụng, sử dụng, trả tiền công, tiền lương theo trình độ kỹ năng nghề.

Cùng với đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tám nhóm nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để hoàn thành các nhiệm vụ trong thời gian tới như hoàn thiện thể chế, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và nâng cao năng lực hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, ăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học về phát triển kỹ năng lao động Việt Nam và tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động…/.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Những người làm báo từ rừng về phố
    Ngày 30/4/1975, trong những cánh Giải phóng quân từ khắp nẻo tiến về Sài Gòn, có cả một đội quân nhà báo xuất phát từ các chiến khu hoặc hành quân theo các binh chủng, đã kịp thời có mặt, chứng kiến giây phút trọng đại: Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
  • Háo hức khám phá di tích lịch sử theo một cách mới
    Ứng dụng công nghệ số giúp nhiều du khách gia tăng trải nghiệm thú vị khi tới thăm các di tích lịch sử như Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập…
  • Công nghệ đang thay đổi du lịch Việt Nam như thế nào?
    Trong những năm gần đây, sự giao thoa giữa du lịch và công nghệ, thường được gọi là công nghệ du lịch, đã khơi dậy sự đổi mới, với nhiều công ty khởi nghiệp (startup) về công nghệ du lịch đi đầu trong cuộc cách mạng này.
  • Mỹ phạt nhà mạng vì chia sẻ vị trí của người dùng
    Chính phủ Mỹ đã đưa ra mức phạt hàng triệu USD đối với các nhà mạng AT&T, Sprint, T-Mobile và Verizon sau một cuộc điều tra cho thấy các nhà mạng lớn của nước này đã chia sẻ bất hợp pháp dữ liệu cá nhân của thuê bao mà không có sự đồng ý của họ.
  • Các công cụ bảo mật đám mây dựa trên AI
    Ngày nay, AI tiên tiến đang được đưa vào sử dụng ở mọi loại hình doanh nghiệp (AI). Một loạt các nhà cung cấp bảo mật bên thứ ba đã phát hành các công cụ bảo mật đám mây dưới sự hỗ trợ của AI. Dường như đây là một trong những xu hướng nóng nhất trong ngành.
  • Oracle đầu tư mạnh vào AI tạo sinh, đáp ứng xu hướng "chủ quyền dữ liệu"
    Nhà cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng đám mây của Hoa Kỳ Oracle đang tăng cường các tính năng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh của mình khi cạnh tranh trên thị trường điện toán đám mây (ĐTĐM) ngày càng khốc liệt và ngày càng có nhiều công ty nhảy vào lĩnh vực AI.
  • Mỹ lập hội đồng khuyến nghị ứng dụng AI an toàn cho hạ tầng trọng yếu
    Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra khuyến nghị cách sử dụng công nghệ AI để bảo vệ các hãng hàng không, dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, đặc biệt là chống các cuộc tấn công sử dụng AI.
  • Làm gì để phát triển tài năng chuyển đổi?
    Partha Srinivasa, Giám đốc CNTT (CIO) của nhà cung cấp bảo hiểm tài sản và tai nạn Erie có trụ sở tại Pennsylvania, Mỹ đã chia sẻ về cách tiếp cận của ông trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên có tinh thần chuyển đổi.
  • Báo chí ở mặt trận Điện Biên Phủ
    Chiến dịch Điện Biên Phủ là cuộc “hội quân” của cả nước. Trong cuộc “hội quân” lịch sử đó có sự tham gia và đóng góp không nhỏ của “đội quân báo chí”.
  • Những ấn phẩm đặc biệt kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
    Bộ ấn phẩm kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ do Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng ấn hành, góp phần nhắc nhớ thế hệ trẻ về một thời hoa lửa, tự hào về khí phách Việt Nam, biết ơn các thế hệ cha anh đi trước, và trân trọng nền hòa bình mà chúng ta đang sống hôm nay.
Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO