Quảng Ninh: nâng cao chất lượng đối với hệ thống phát thanh, truyền hình

Thúy Hạnh| 02/12/2020 15:34
Theo dõi ICTVietnam trên

Thời gian qua, Quảng Ninh đã đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho hệ thống thông tin cơ sở góp phần phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết tới người dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

Cơ sở vật chất truyền thanh – Truyền hình cấp huyện Quảng Ninh

Hiện nay, Quảng Ninh là địa phương có 12 cơ sở được trang bị thiết bị sản xuất chương trình phát thanh (chiếm 92%, riêng huyện Cô Tô chưa có phòng thu âm). Trong đó, có 12 cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện được trang bị thiết bị lưu trữ số, hệ thống truyền thanh không dây.

Quảng Ninh hiện có 165/177 hệ thống đài truyền thanh cấp xã, phường, thị trấn. Ở Huyện Tiên Yên 12 xã, thị trấn hiện tại không có Đài Truyền thanh quy mô cấp xã, mà chỉ có hệ thống loa truyền thanh tại các thôn, khu. Hệ thống truyền thanh cấp xã tuy được đầu tư nhưng sau nhiều năm hoạt động, đến nay đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. Đặc biệt huyện Bình Liêu hệ thống truyền thanh cấp xã xuống cấp nghiêm trọng và hỏng nhiều.

Chất lượng hoạt động của hệ thống loa truyền thanh tại Quảng Ninh hiện đang được nâng cấp và đổi mới. Hiện nay, Hải Hà, Đầm Hà là hai xã có hệ thống truyền thanh cấp xã hoạt động tốt. Bên cạnh đó, còn một số địa phương có hệ thống truyền thanh cấp xã đã xuống cấp nhiều gồm: Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, Quảng Yên, Đông Triều. Tại Bình Liêu, trên 80% hỏng không hoạt động được.

Quảng Ninh: nâng cao chất lượng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực đối với hệ thống Thông tin cơ sở - Ảnh 1.

Hệ thống loa truyền thanh thôn, khu, bản ở Quảng Ninh cũng có nhiều khởi sắc. Hầu hết các thôn, khu trên địa bàn tỉnh (1.562 thôn, khu) đều có hệ thống loa truyền thanh. Với tổng số lượng loa truyền thanh 4.009 chiếc (trong đó: 1.769 loa không dây, 2.240 loa có dây).

Quảng Ninh đã đầu tư cho các cơ sở 546 chiếc máy thu/phát sóng; 422 chiếc Micro có; 305 chiếc Ampli. Bên cạnh đó, tại các thôn, khu tuy đã được đầu tư hệ thống loa truyền thanh nhưng sau nhiều năm sử dụng, nay đã xuống cấp và hư hỏng nhiều. 3/13 địa phương có số lượng loa ở các thôn, khu, bản hỏng nhiều gồm: Bình Liêu, Cẩm Phả, Quảng Yên. 8/13 địa phương có số lượng loa ở các thôn, khu, bản xuống cấp nhiều gồm: Móng Cái, Đông Triều, Cẩm Phả, Cô Tô, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hạ Long, Uông Bí. 2/13 địa phương có số lượng loa ở các thôn, khu, bản hoạt động tốt gồm: Đầm Hà, Hải Hà.

Hiện trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị và hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng tại Quảng Ninh hiện nay có 100% đơn vị Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố sử dụng hệ thống truyền thanh không dây và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa vào truyền dẫn phát sóng.

Tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100% về diện tích và dân số. Riêng khu vực vùng sâu, vùng xa tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt trên 98% về diện tích và dân số. Tỷ lệ khu dân cư có loa truyền thanh đạt 98% trở lên. 100% đơn vị Trung tâm Truyền thông và Văn hóa được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.100% đơn vị Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của tỉnh được đầu tư, nâng cấp hệ thống máy phát, loa truyền thanh và một số trang thiết bị phục vụ công tác truyền thanh.

Nâng cao nguồn nhân lực cán bộ làm công tác truyền thanh cơ sở ở địa phương

Quảng Ninh đang cố gắng tập trung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTCS ở địa phương. Trong những năm qua, 100% đội ngũ cán bộ làm việc tại cơ sở truyền thanh – truyền hình cấp huyện được tham gia tập huấn cung cấp thông tin chuyên đề, dược đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ thông tin. Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tiếng dân tộc thiểu số chưa được triển khai.

Hằng năm, Sở Thông tin và Truyền thông đều mở các lớp tập huấn về kỹ năng viết tin, bài cho đội ngũ làm công tác thông tin cơ sở ở các địa phương và tập huấn về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Năm 2018, Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh đã mở 2 lớp (1) Tập huấn kỹ năng viết tin, bài tại thành phố Hạ Long (2) Tập huấn công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí tại thành phố Uông Bí.

Năm 2019, mở 2 lớp tập huấn về công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí kết hợp với kỹ năng viết tin, bài trên Cổng thông tin điện tử. Địa điểm mở lớp tại huyện Hoành Bồ và thị xã Quảng Yên.

Năm 2020, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Trường Đạo tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ mở 2 lớp Tập huấn kỹ năng viết tin, bài cho các đối tượng là cán bộ, viên chức làm công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Các huyện, thị xã, thành phố đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn đúng đối tượng và đủ số lượng, thành phần triệu tập. Hằng năm các huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức lớp bồi dưỡng viết tin bài cho lãnh đạo, cán bộ cấp xã và đội ngũ cộng tác viên. Lớp tập huấn về vận hành, kỹ thuật, xây dựng chương trình phát thanh cho Ban Biên tập cấp xã để nâng cao chất lượng hoạt động của Đài truyền thanh cấp xã.

Tiêu chí kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đến hết năm 2020, đội ngũ viên chức làm công tác TTTH thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động thông tin, tuyên truyền trong tình hình mới. Trong đó, 80% đội ngũ viên chức làm công tác TTTH cấp huyện có trình độ đại học; 100% đội ngũ làm công tác TTTH thuộc Trung tâm Truyền thông và Văn hóa các huyện, thị xã, thành phố được đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Quảng Ninh: nâng cao chất lượng đối với hệ thống phát thanh, truyền hình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO