Quốc hội họp phiên bất thường: Sớm hỗ trợ người gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19

PV| 09/04/2020 08:32
Theo dõi ICTVietnam trên

“Không tiêu cực, trục lợi chính sách, thiếu minh bạch thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-1", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tại phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 8/4.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa họp phiên bất thường để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Phát biểu, chủ trì phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định ngay từ khi bước vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, tư tưởng chỉ đạo và phương châm "chống dịch như chống giặc" đã được xác định và kiên quyết, kiên trì thực hiện xuyên suốt.

Quốc hội họp phiên bất thường: Sớm ban hành chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

UBTVQH sẽ sớm thông qua ban hành các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì đại dịch.

Trong điều kiện khó khăn như hiện nay "việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời cho thấy sự nỗ lực rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của nhân dân", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sự điều hành, chỉ đạo của Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong phòng, chống dịch cũng như quan tâm đến vấn đề ổn định sản xuất - kinh doanh, an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân.

Bên cạnh đó, Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao sự tay, chung sức của cả hệ thống chính trị, đội ngũ y bác sĩ, các lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, sự hưởng ứng chấp hành nghiêm túc của đồng bào cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài… nghiêm túc, thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch.

Tại phiên họp, nhiều nội dung quan trọng được bàn, thống nhất tại, đặc biệt là việc xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, đây là nội dung quan trọng, cấp bách cần được quyết định ngay.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau khi các chính sách được ban hành, các ngành, các cấp cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay và có hiệu quả để bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế đến mức thấp nhất "độ trễ" của chính sách khi đi vào cuộc sống; đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc thiếu sự minh bạch trong việc tổ chức thực hiện.

Cũng tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra và thảo luận về các nội dung.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ đề xuất xử dụng cả hỗ trợ trực tiếp từ Ngân sách Nhà nước, hỗ trợ gián tiếp từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nguồn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội. 

Cụ thể, dự kiến Nhà nước sẽ chi khoảng 62 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng. Trong đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ trực tiếp 36 nghìn tỷ đồng. Ngân sách Trung ương 22 – 23 nghìn tỷ đồng lấy từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019 là 19 – 20 nghìn tỷ đồng. Số còn lại từ nguồn dự phòng 2020, tiết kiệm chi thường xuyên... Ngân sách địa phương từ 13 – 14 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, kinh phí còn lại năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư....

Ngoài ra, gói hỗ trợ này còn sử dụng khoản hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp, người lao động (NLĐ) dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại NLĐ (khoảng 3 nghìn tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho NLĐ qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16 nghìn tỷ đồng).

Để thực hiện các giải pháp hỗ trợ cho người dân bị tác động bởi dịch Covid-19, Chính phủ đề nghị UBTVQH thống nhất về nguyên tắc triển khai thực hiện ngay gói hỗ trợ nêu trên. Cho phép sử dụng khoảng 19 – 20 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu và nguồn kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2019 để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người dân.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Quốc hội họp phiên bất thường: Sớm hỗ trợ người gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO