Việt Nam với vị thế là một trong những quốc gia hàng đầu trong khu vực về phát triển hạ tầng số, đang tiến hành những nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng một nền tảng số hiện đại và đồng bộ.
Hiện nay, tiềm năng của năng lượng điện sinh khối ở Việt Nam vẫn chưa được khai thác triệt để, nguồn điện này mới chỉ chiếm 0,42% trong tổng công suất lắp đặt các nguồn điện. Lý do chủ yếu là việc kiểm soát nguồn cung nhiên liệu cho các nhà máy điện; chi phí vốn đầu tư cao; chính sách khuyến khích mua điện chưa hấp dẫn...
Hiện nay, xu thế phát triển thị trường hàng hóa thân thiện với môi trường được xem là giải pháp quan trọng góp phần vào mục tiêu phát triển sản xuất, tiêu dùng bền vững của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Để thị trường này có những bước đột phá thì cần nhiều hơn nữa sự đồng hành của Chính phủ, doanh nghiệp, người dân.
Những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn trong cả nước đang bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới biến đổi khí hậu, hệ sinh thái. Trước thực trạng đó, Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm chung tay bảo vệ, duy trì hệ sinh thái ven biển.
Thời gian qua, nhiều Hợp tác xã (HTX) dịch vụ bảo vệ môi trường đã được thành lập. Việc quan tâm, xem xét để ban hành (hoặc chỉ đạo ban hành) những chủ trương, chính sách cụ thể về HTX dịch vụ môi trường là phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội - môi trường của đất nước giai đoạn tới.
Đến thời điểm này, Việt Nam có 1.665 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực. Trong đó, nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài đã có lãi, chuyển về nước gần 2 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sau hội nghị toàn quốc về truyền thông chính sách, chính quyền các cấp sẽ có sự thay đổi nhận thức về công tác truyền thông. Các cơ quan báo chí sẽ có động lực mới, nguồn lực mới để làm tốt hơn truyền thông chính sách của chính quyền các cấp.
Với chủ đề "Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững" Hội nghị được tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 được tổ chức vừa qua tại Hà Nội.
Với tinh thần quyết tâm cao nhất, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chuẩn bị đồng bộ các giải pháp, điều kiện cần thiết, sẵn sàng thực hiện chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tới người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn và có khả năng ảnh hưởng lâu dài đến các nền kinh tế trên thế giới. Các quốc gia cũng đã phản ứng nhanh chóng và mạnh mẽ trước những thách thức chưa từng có mà các doanh nghiệp (DN) phải đối mặt thông qua một loạt các biện pháp kích thích và hỗ trợ.
Dự thảo Báo cáo về kinh tế chia sẻ tại Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp (DN) Việt đang đứng trước nguy cơ bị các tập đoàn đa quốc gia thâu tóm thông qua việc mua lại cổ phần. Từ đó, dự thảo báo cáo đưa ra kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ, lựa chọn các DN Việt mũi nhọn để đầu tư vốn, công nghệ và nhân lực.
Nhân kỷ niệm 73 năm Ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2020), mới đây, Đoàn công tác Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam do Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và tặng quà các thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng Người có công tỉnh Phú Thọ.
Là một trong những xã miền núi đặc biệt khó khăn, song những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Đồng Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) đã không ngừng triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ người dân, tạo điều kiện cho bà con phát huy tinh thần tự chủ, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Công văn 2114/LĐTBXH-TTr ngày 12/6/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Giám đốc Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thanh tra diện rộng việc thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo và báo cáo kết quả về Bộ LĐTB&XH.
Đảm bảo thanh khoản và vốn tín dụng cho nền kinh tế; triển khai các chính sách hỗ trợ công khai, minh bạch; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến trình phát triển Chính phủ điện tử (CPĐT)... là những nội dung quan trọng tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2020.
Dehoga, hiệp hội tập trung nhiều doanh nghiệp gia đình nhỏ của Đức, cho biết có khoảng 70.000 nhà hàng và khách sạn hiện đang sử dụng 223.000 lao động sẽ đối mặt với tình trạng phá sản.