Ra mắt Bản đồ số Việt Nam và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo

PV| 01/10/2019 19:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương nhiều bạn trẻ hoàn toàn tự nguyện, hết lòng tham gia Hệ tri thức Việt số hoá để “chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo” và sự đóng góp của các doanh nghiệp.

Tại lễ ra mắt Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo (iNhandao), sáng 1/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ sự vui mừng khi “hạt giống” chia sẻ tri thức, kết nối cộng đồng, cổ vũ sáng tạo của Hệ tri thức Việt số hoá đã bắt đầu “nảy mầm” trong đó có dự án Bản đồ số Việt Nam (Vmap) và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo (iNhandao). Mặc dù mới ra mắt ở giai đoạn một nhưng những nền tảng này đã được cộng đồng đón nhận, bắt đầu ứng dụng trong thực tiễn.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bộ TTTT Phạm Anh Tuấn và các đại biểu nhấn nút khai trương

“Rất nhiều bạn trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học - Công nghệ Việt Nam, tập đoàn FPT, nhiều đơn vị, đặc biệt là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã tham gia hoàn toàn tự nguyện, hết lòng vì cộng đồng. “Cây” tri thức Việt số hoá đã bắt đầu “nảy mầm” và cần tiếp tục được “chăm bón” để “đơm hoa, kết trái”. Chúng tôi mong muốn có thêm nhiều bàn tay cùng góp sức để chăm sóc cho Vmap, iNhandao nói riêng, Hệ tri thức Việt số hoá nói chung”.

Lấy ví dụ iNhandao hiện mới dừng ở mức đưa các thông tin địa chỉ nhân đạo cần được trợ giúp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Những bước tiếp theo, hệ thống này phải kết nối được tất cả mọi người trong xã hội có mong muốn, khả năng trợ giúp về vật chất, tinh thần, kiến thức, thời gian…

“Một cháu học sinh nghèo muốn có một đôi dép hay chiếc cặp sách nhưng cụ thể hơn là đôi dép, cặp sách đó màu gì, kích cỡ ra sao hay những người cần trợ giúp về thời gian, kiến thức, tư vấn… thì đều được kết nối với những tấm lòng thiện nguyện. Những trợ giúp từ người có tấm lòng đến người nhận sẽ được công khai, minh bạch hoàn toàn. Từ đó lan toả những điều tốt đẹp trong xã hội”.

Vmap, iNhandao là hai dự án tiên phong của Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và đã đạt được một số kết quả quan trọng trong giai đoạn 1. Phó Thủ tướng cũng mong muốn các dự án thành phần khác của Hệ tri thức Việt số hoá tiếp tục được doanh nghiệp, cộng đồng, người dân ủng hộ, phát triển.

Một trong những nền tảng dữ liệu cơ bản nhất của mỗi quốc gia chính là bản đồ và lớp dữ liệu địa chỉ. Để chủ động trong quản lý nguồn dữ liệu đó, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin, địa chỉ của người dùng Việt mà các nền tảng sẵn có hiện chưa đáp ứng được, Việt Nam cần xây dựng một bản đồ trực tuyến của riêng mình. Đến nay, Vmap thu thập được hơn 23,4 triệu địa chỉ trên cả nước với các lớp dữ liệu nền và trong từng lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch, nhà dân…

Kế thừa các địa chỉ số từ Vmap, hệ thống iNhandao do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với tập đoàn FPT phát triển nhằm tạo ra kênh tiếp cận mở, kết nối người cần cứu trợ với những nhà thiện nguyện một cách chủ động, tức thời.

Trong giai đoạn đầu iNhandao triển khai xây dựng dữ liệu địa chỉ nhân đạo nhằm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp những thông tin phong phú và chính xác. Từ đó các hoạt động của các nhà tài trợ được đảm bảo đến tay đúng đối tượng, đúng nhu cầu, thuận tiện, trên tinh thần minh bạch, rõ ràng, tạo sự thay đổi lớn về cách làm và mức độ ảnh hưởng tới xã hội. Nhà tài trợ ngoài việc tìm được đúng đối tượng và triển khai tài trợ thuận tiện, cũng có thể quản lý các hoạt động tài trợ của mình trên hệ thống một cách dễ dàng, minh bạch.

Đề án “Phát triên Hệ tri thức Việt số hóa” được phê duyệt theo Quyết địnhsố  77/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thù tướng Chính phủ. Đây là một trong các hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ngày 01/01/2018, tại Hà Nội, Đề án đã được chính thức khởi động dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam với thông điệp “Chia sẻ tri thức - cổ vũ sáng tạo - Kết nối cộng đồng - Vi tương lai Việt Nam”.

Đề án đã ra mắt phiên bản đầu tiên tại địa chỉ iTrithuc.vn với mục tiêu xây dựng một nền tảng hạ tầng dữ liệu và tri thức trong các lĩnh vực, trước hết là những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sông của người dân như giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, nông nghiệp, văn hóa... nhăm tạo điều kiện cho học tập, làm chủ tri thức, nghiên cứu và phát triên các ứng dụng công nghệ thông tin trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (BigData) phục vụ cho cộng đồng và xã hội.

Các dữ liệu và tri thức được kết nối và chia sẻ với cấp số nhân, được phổ biến nhanh chóng và rộng rãi sẽ xóa bỏ khoảng cách số, tạo cơ hội để mọi người tiếp cận sử dụng, tạo giá trị gia tăng cho cả cộng đồng. Đây là cốt lõi để triển khai  phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đấy khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, linh vực, khơi dậy niềm đam mê và khát vọng sáng tạo, nhất là thế hệ trẻ.

Đề án có cách làm khác biệt so với các đề án khác. Thứ nhất, Đề án mang tính kết nối tri thức trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn và AI. Thứ hai, Đề án không có ngân sách riêng biệt, chủ yếu huy động từ nguồn xã hội hoá. Hầu hết kinh phí triển khai Đề án cho đến nay do các doanh nghiệp đóng góp và công sức tình nguyện của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật và tình nguyện viên. Thứ ba, Đề án tạo cơ chế phối hợp tham gia của các bộ, ngành, địa phương, và đặc biệt là sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và đông đảo các bạn thanh niên, sinh viên và người dân nói chung.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt Bản đồ số Việt Nam và hệ thống kết nối thông tin nhân đạo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO