Ra mắt giải pháp buồng lấy mẫu xét nghiệm thông minh kết nối IoT giúp giảm nguy cơ lây chéo

Nguyễn Khiêm| 05/06/2021 09:54
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, nhóm dự án bao gồm Nam Việt Design, PAM Air và Signify đã nghiên cứu thành công và đang tiến hành triển khai phương án buồng lấy mẫu xét nghiệm thông minh kết nối IoT giúp chống nóng và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo, hỗ trợ nhân viên y tế chống dịch tại Bắc Giang.

Hiện tại đội ngũ dự án đang triển khai thi công sản phẩm mẫu đầu tiên, dự kiến hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng thực tế vào ngày 05/06/2021 tại tâm dịch Bắc Giang, nơi đang là điểm nóng với hơn 2.000 trường hợp cần lấy mẫu xét nghiệm mỗi ngày. Buồng lấy mẫu xét nghiệm thông minh này khi đưa vào vận hành sẽ giúp đảm bảo an toàn và ổn định chất lượng môi trường cho các y bác sĩ tăng hiệu quả làm việc.

Buồng lấy mẫu sau khi hoàn thành lắp đặt tại Bắc Giang sẽ được vận hành kiểm thử toàn bộ hoạt động trong 12 tiếng để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó, nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định phòng chống COVID-19 cũng như phục vụ tính tiện lợi, linh hoạt khi di chuyển buồng lấy mẫu xét nghiệm giữa các môi trường khác nhau, Y Bác sỹ không phải cởi bỏ quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn tối đa.

Trong giai đoạn này, đây được coi là một trong các giải pháp thiết thực nhất, với mô hình tối ưu có khả năng dễ dàng nhân rộng, hỗ trợ và bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu chống dịch. Hiện tại, đội sản xuất xây lắp có thể hoàn thiện 50 sản phẩm một tuần để đối phó với tình hình dịch bệnh.

Ra mắt giải pháp buồng lấy mẫu thông minh kết nối IoT giúp giảm nguy cơ lây chéo - Ảnh 1.

Đội ngũ dự án đang triển khai thi công sản phẩm mẫu đầu tiên, dự kiến hoàn thành lắp đặt và đưa vào sử dụng thực tế vào ngày 05/06/2021 tại tâm dịch Bắc Giang,

Phát sinh từ nhu cầu thực tế phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam

Thời tiết nắng nóng trên toàn quốc cùng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp hiện khiến lực lượng nhân viên y tế làm việc trên tuyến đầu phòng dịch vô cùng vất vả. Đội ngũ y tế phải mặc trang phục bảo hộ trong thời gian dài, giữa thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và an toàn. Bên cạnh đó, trang phục bảo hộ che kín toàn thân cũng gây nhiều bất tiện tới sinh hoạt cá nhân và chất lượng công việc của các nhân viên y tế

Phát sinh từ nhu cầu thực tế và mong muốn góp sức hỗ trợ đất nước và lực lượng nhân viên y tế tuyến đầu phòng chống dịch bệnh, ngày 01/06/2021, Nam Việt Design - đơn vị thiết kế và thi công nội thất tại Hà Nội, PAM Air - Tổ chức phi lợi nhuận với giải pháp quan trắc môi trường, giám sát chất lượng không khí và Signify - Công ty hàng đầu thế giới về hệ thống chiếu sáng chuyên dụng, dân dụng và chiếu sáng cho công nghệ Internet vạn vật (IoT) đã lập một nhóm dự án phản ứng nhanh vì Covid-19. Điểm đặc biệt của phương án buồng lấy mẫu xét nghiệm chống nóng này nằm ở tính linh hoạt của thiết kế cùng công nghệ làm mát, điều khiển thông minh DLCorp và giải pháp khử trùng Philips UVC.

Thiết kế buồng lấy mẫu xét nghiệm thông minh

Với kích thước mỗi buồng khoảng 1,2m x 2,4m x 2,65m, đội ngũ y bác sĩ có thể ngồi bên trong không gian mát mẻ, được đảm bảo khử trùng và đưa tay qua hai ô nhỏ trên cửa sổ để lấy mẫu xét nghiệm. Giải pháp này giúp đảm bảo sức khỏe của đội ngũ y bác sĩ, nâng cao hiệu quả công tác đối phó đại dịch Covid-19. Về nguyên lý hoạt động, không khí tự nhiên từ môi trường được hút vào ngăn đệm không khí bằng quạt hút cưỡng bức, di chuyển qua màng lọc rồi được chiếu qua đèn Philips UVC có khả năng khử khuẩn không sản sinh ra Ozone trước khi vào trong phòng.

Sau đó không khí tiếp tục được lưu chuyển qua dàn lạnh điều hòa, được làm mát và đồng thời lọc bụi mịn thêm một lần nữa để đảm bảo chất lượng không khí. Môi trường buồng lấy mẫu được trang bị các hệ thống thông minh và an toàn từ đèn UVC đến hệ thống loa phát thanh. Tất cả đều được khử trùng bề mặt trong vòng 08 phút trước mỗi ca trực của y bác sĩ. Bên cạnh đó, các hệ thống hoạt động tự động và có thể điều khiển từ xa cũng giúp Bác sĩ giảm thiểu việc tiếp xúc bề mặt và tập trung vào hoạt động lấy mẫu.

Dữ liệu thí nghiệm được thực hiện bởi Phòng thí nghiệm các bệnh truyền nhiễm mới quốc gia (NEIDL) tại đại học Boston cho thấy, trong điều kiện phòng thí nghiệm, khi chiếu xạ nguồn sáng UVC lên một bề mặt vật liệu đã được phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2, kết quả thu được là với liều lượng 5mJ/cm2 giúp giảm đến 99% vi-rút SARS-CoV-2 (bức xạ trong 6 giây). Cũng theo dữ liệu nghiên cứu, với liều bức xạ 22mJ/cm2, lượng vi-rút đã giảm đến 99.9999% (bức xạ trong 25 giây).

Ra mắt giải pháp buồng lấy mẫu thông minh kết nối IoT giúp giảm nguy cơ lây chéo - Ảnh 2.

Hình ảnh dự kiến bên trong buồng lấy mẫu.

Kết nối IoT giúp theo dõi, đảm bảo điều kiện môi trường ổn định và an toàn

Đối với yêu cầu đặc thù kỹ thuật cho buồng lấy mẫu xét nghiệm, nhóm dự án quyết định sử dụng các sản phẩm thông minh kết nối IoT có khả năng theo dõi và điều khiển theo thời gian thực, đảm bảo môi trường ổn định và an toàn. Sản phẩm có khả năng chủ động điều khiển, khởi động hệ thống quạt gió và điều hòa về thời gian hoặc theo điều kiện môi trường, đảm bảo nhiệt độ phòng ổn định. Đồng thời giúp theo dõi chất lượng không khí bên trong buồng xét nghiệm với các chỉ số nồng độ CO2, bụi mịn (PM10, PM2.5), nhiệt độ, độ ẩm.

Tất cả các thiết bị IoT đều được theo dõi trực tiếp và điều khiển thông qua ứng dụng di động được cung cấp bởi DLCorp và PAM Air theo nhu cầu sử dụng thực tế.

Một đặc điểm nữa của sản phẩm là sử dụng UVC trong việc khử trùng. Việc này sẽ đem lại hiệu quả khử trùng cao, lên tới 99,99% so với 36% khi sử dụng hóa chất. UVC cũng có tác dụng nhanh trong vài giây, trong khi hóa chất cần vài phút. Nguồn sáng UVC đã được sử dụng trên 35 năm và được chứng minh có thể vô hiệu hóa vi-rút gây bệnh Covid-19

Chưa dừng lại ở đó, UVC còn đem lại hiệu quả về chi phí, tránh việc sử dụng quá mức các hóa chất tẩy rửa và nhân lực để vệ sinh chất dư thừa; Giảm thiểu việc sử dụng chất tẩy rửa có thể chứa các hóa chất độc hại có tác động bất lợi đến môi trường sống và con người.

"Với mục đích khai phá tiềm năng phi thường của công nghệ vì cuộc sống tươi sáng và một thế giới tốt đẹp hơn, nhóm dự án Nam Việt Design - PAM Air - Signify hi vọng chung tay góp phần giúp cải thiện điều kiện làm việc và đảm bảo an toàn cho các y bác sĩ trên tuyến đầu phòng chống dịch, đóng góp cho một chế độ bình thường mới, an toàn hơn", anh Phùng Hoài Dương, Tổng Giám đốc Signify Việt Nam chia sẻ.

Nam Việt Design (tiền thân là Công ty CP thương mại và xây dựng ngôi nhà Việt) được thành lập năm 2015 với sứ mệnh không ngừng cải tiến, sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đem đến sự tiên nghi, thoải mái và sang trọng cho không gian nội thất ngôi nhà Việt.

PAM AIR SOLUTIONS PAM Air Solutions là đơn vị dẫn đầu về giải pháp giám sát và cung cấp dữ liệu chất lượng không khí từ năm 2019. PAM Air ứng dụng khoa học công nghệ tân tiến để mang đến hệ sinh thái IoT gồm các thiết bị cảm biến, nền tảng quản lý đám mây và ứng dụng thông minh hiển thị dữ liệu chính xác, chi tiết theo thời gian thực về chất lượng không khí tại Việt Nam. Đầu năm 2021, PAM Air đã triển khai lắp đặt thành công hơn 400 trạm giám sát chất lượng không khí chi phí thấp tại 63 tỉnh thành trên khắp Việt Nam.

Signify (tên mới của Philips Lighting) là tập đoàn dẫn đầu toàn cầu về chiếu sáng chuyên dụng, dẫn dụng và chiếu sáng kết nối vạn vật. Với doanh thu năm 2020 đạt 6,5 tỷ euro, cùng khoảng 38.000 nhân viên và hiện diện tại hơn 70 quốc gia./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt giải pháp buồng lấy mẫu xét nghiệm thông minh kết nối IoT giúp giảm nguy cơ lây chéo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO