Ra mắt sách “Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử”

N.N| 13/10/2021 18:35
Theo dõi ICTVietnam trên

Cuốn sách “Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử” của nhóm tác giả do PGS. TS. Trần Thuận chủ biên mang lại những cái nhìn khái quát về những bài học trong hoạt động của doanh nhân Việt Nam trong quá khứ.

Phần chính yếu trong cuốn sách này là kết quả nghiên cứu của một đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia (tương đương đề tài cấp Bộ) đã được nghiệm thu và đánh giá loại tốt về chất lượng khoa học.

Cuốn sách gồm 7 chương chính: Chương 1. Từ thương nhân đến doanh nhân - Một vài khái niệm; Chương 2. Tương nhân Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược; Chương 3. Doanh nhân Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945; Chương 4. Doanh nhân Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954; Chương 5. Doanh nhân Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975; Chương 6. Doanh nhân Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến đầu thế kỷ XXI; Chương 7. Doanh nhân Việt Nam - Hành trang tiếp bước

Cuốn sách ngoài chương 1 có tính lý luận và chương 6 mang tính khái quát nêu bật những đặc điểm cơ bản của doanh nhân Việt Nam từ trước đến nay, 5 chương còn lại, mỗi chương đề cập đến doanh nhân Việt Nam trong mỗi thời đoạn lịch sử với tình hình cụ thể của đất nước, giúp người đọc nhận thức đầy đủ hơn tính chất và đặc điểm của doanh nhân nước nhà.

Điều đáng lưu ý là cuốn sách này không tiếp cận và đi sâu vào vấn đề giai cấp xã hội mà chủ yếu xem xét ở góc độ cấu trúc nền kinh tế, thành phần kinh tế, sự chuyển biến của nền kinh tế đất nước cùng với sự hình thành và phát triển của doanh nhân Việt Nam.

Doanh nhân Việt với tinh thần dân tộc đã nhanh chóng hòa vào phong trào vận động giải phóng dân tộc, vươn lên khẳng định vị thế của mình, góp phần không nhỏ vào công cuộc cách mạng của cả nước, góp phần cùng chính quyền nhân dân đưa đất nước vượt qua tình thế hiểm nghèo.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước đi vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với tinh thần hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó vai trò của các doanh nhân, doanh nghiệp không ngừng được khẳng định, nâng cao, để rồi sự ra đời Luật Doanh nhân, một mặt đáp ứng nhu cầu phát triển, mặt khác là một sự tôn vinh doanh nhân Việt Nam.

Năm 2011, lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng (Đại hội XI), thuật ngữ "đội ngũ doanh nhân" được sử dụng với ý nghĩa chính thức thừa nhận lực lượng này là một trong bốn lực lượng xã hội cơ bản trong cơ cấu giai tầng xã hội Việt Nam: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân.

Trong những bước thăng trầm, dẫu thành công hay thất bại, doanh nhân Việt luôn để lại nhiều bài học cho hậu thế, cho hôm nay, để mỗi doanh nhân Việt Nam làm hành trang tiếp bước. Thực tế chứng minh rằng, doanh nhân Việt Nam đang ngày càng hội nhập mạnh mẽ và sâu sắc với thế giới, nhiều doanh nhân Việt Nam đã thực sự đóng vai trò to lớn trong việc kích thích nền sản xuất của đất nước. Và mới đây thôi, Tạp chí Forbes của Mỹ vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2021, trong đó, Việt Nam lần đầu tiên có 6 đại diện.

Dẫu đã trưởng thành, lớn mạnh, song những bài học từ quá khứ vẫn còn nguyên giá trị đối với doanh nhân nước ta. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu để tìm ra những giá trị đích thực từ tư duy và hoạt động của các doanh nhân Việt Nam trong lịch việc làm luôn có ý nghĩa về cả khoa học lẫn thực tiễn./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Startup Việt vươn ra thế giới: Làm thế nào để tồn tại giữa vùng nước lạ?
    VinCSS vươn ra thị trường quốc tế không chỉ để phát triển kinh doanh, mà còn để học hỏi kinh nghiệm, làm tốt hơn và thu về nhiều ý tưởng mới để có thể quay về giải quyết những bài toán trong nước và đóng góp cho Việt Nam.
  • Tiếp cận về văn hóa số trong thời đại số
    Trong chiến lược chuyển đổi số, những thuật ngữ như “kinh tế số”, “xã hội số”, “văn hóa số” cũng được đề cập một cách thường xuyên, vừa như phương thức, vừa như hệ quả của sự chuyển đổi. Trong đó, thuật ngữ “văn hóa số” có lẽ là phức tạp hơn cả, cũng như bản thân sự phức tạp vốn có của văn hóa. Bài viết góp một thảo luận sâu và rộng hơn về chủ đề này, thay vì cách hiểu máy móc và đơn giản là sự chuyển dịch của văn hóa trên nền tảng số.
  • Đưa các ấn phẩm báo Xuân lên nền tảng số phục vụ bạn đọc
    Hàng trăm ấn phẩm Xuân của các báo, tạp chí Trung ương, tỉnh Thái Nguyên và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã được trưng bày, giới thiệu tại phòng đọc báo Xuân Ất Tỵ năm 2025.
  • Báo chí cách mạng Việt Nam Một thế kỷ xung trận
    Báo chí từ thời điểm khai sinh đã tự mình làm những cuộc cách mạng, tuyệt nhiên không thuần túy thực thi bổn phận bằng những cuộc rượt đuổi thụ động, lệ thuộc theo đời sống và sự kiện, mà từ đời sống và sự kiện, phản ánh và xác lập những mục tiêu cao hơn, kết nối quá khứ và tương lai bằng những bước chuyển mình đậm tính định hướng, tính thời đại.
  • Gần 1 triệu bưu gửi mỗi ngày, Bưu điện huy động tối đa mọi lực lượng giao hàng trước Tết
    Với nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, Bưu điện Việt Nam đã chủ động bố trí lực lượng phát, bưu tá phù hợp cho từng tuyến phát, tổ chức phát hàng cả vào thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính, để đảm bảo hàng hóa được phát chính xác tới người nhận nhanh nhất.
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt sách “Doanh nhân Việt Nam trong lịch sử”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO