Singapore dẫn đầu châu Á về chuyển đổi số năm 2018

LP| 17/12/2018 16:59
Theo dõi ICTVietnam trên

Singapore được xếp đầu bảng chỉ số Chuyển đổi số châu Á do sự kết nối số rộng rãi, tin cậy, nhanh chóng, giá cả phù hợp và lực lượng lao động có kỹ năng số cao.

Đây là lần thứ 2 chỉ số Chuyển đổi số châu Á (Asian Digital Transformation Index) do Economist Intelligence Unit (EIU), một doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Economist, thực hiện. EIU cung cấp những dịch vụ dự báo và tư vấn qua các nghiên cứu, phân tích.

Nghiên cứu này của EIU, do nhà mạng Telstra (Australia) ủy quyền thực hiện cho thấy Singapore đã phổ cập Internet tốc độ cao trên toàn quốc. Khoảng 97% dân số Singapore có thể truy cập vào kết nối Internet cực nhanh, tiếp theo là Trung Quốc đại lục (77%) và Hồng Kông (74%).

Xếp hạng Chỉ số chuyển đổi số châu Á năm 2018

Singapore có tầm nhìn số rõ ràng và tham vọng, một động lực lớn trong xếp hạng của nước này. Điều này được chứng minh qua việc Singapore triển khai thành công chiến lược cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm các kế hoạch phát triển 5G và triển khai mạng cáp quang.

Chỉ số xếp hạng nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối di động 5G trong việc hiện thực hóa tiềm năng của AI, IoT, công nghiệp 4.0 và các phương tiện tự lái. Singapore và Hàn Quốc đang dẫn đầu châu Á về triển khai các dịch vụ 5G vào năm 2020. Trong khi đó, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục cũng đang nhanh chóng trong triển khai 5G.

Xếp hạng về tốc độ kết nối (Nguồn: Idate/FTTH Council)

Singapore cũng đạt được những thành tựu đáng kể trong bảng xếp hạng về kỹ năng và giáo dục số của EIU, tăng ba bậc kể từ khi Chỉ số này được công bố lần đầu hai năm trước, vượt qua Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản để đứng đầu về Xếp hạng thước đo nguồn nhân lực (human capital measure).

Giám đốc quốc tế của Telstra, Oliver Camplin-Warner cho biết kỹ năng số từ lâu đã là vấn đề mà các nền kinh tế châu Á phải đối mặt trong nỗ lực chuyển đổi số. “Môi trường chuyển đổi số của Singapore, như Chỉ số cho thấy, là một trong những môi trường tốt nhất trên thế giới, nhưng sự thiếu hụt tài năng tiếp tục là một trở ngại chính trong việc hiện thực hóa tiềm năng đầy đủ của nước nàyKhi tôi nói chuyện với khách hàng trên khắp châu Á, họ liên tục cho rằng việc tìm người có kỹ năng số thích hợp như một thách thức cho kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động của họ trên toàn khu vực. Trong khi đó, các nước phương Tây có lợi thế hơn về điểm này so với các nước phương Đông", ông Cam Camplin-Warner cho biết.

"Kể từ khi bắt đầu thực hiện Chỉ số chuyển đổi số châu Á hai năm trước, chúng tôi đã thấy tác động tích cực của những gì một tầm nhìn rõ ràng và các chiến lược số dài hạn có thể mang lại", ông Cam Camin-Warner bổ sung thêm. "Thông qua việc thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tăng cường hiểu biết về các khả năng số trong khu vực, cũng như môi trường số của mỗi nền kinh tế để cho phép thay đổi công nghệ trong kinh doanh và xã hội".

Chuyên gia viễn thông trong thành phần lao động (Nguồn: UNESCO UIS database)

Trong nỗ lực phát triển các công nghệ tiên tiến, các nước châu Á thường không gặp bất kỳ khó khăn nào về chính sách và định hướng. Điều đó đã từng xảy ra trước đây với công nghệ di động 4G và cáp quang băng thông rộng, và gần đây là với các công nghệ sản xuất thông minh.

Thúc đẩy chuyển đổi số, tuy nhiên, đòi hỏi nhiều hơn là triển khai các công nghệ mới. Các nhà lãnh đạo châu Á mong muốn tạo ra môi trường trong đó các doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể tận dụng một loạt các tài sản để đạt được sự thay đổi sâu rộng thông qua số hóa. So sánh sự tiến bộ của của các quốc gia là mục tiêu của Chỉ số chuyển đổi số châu Á.

Phiên bản Chỉ số năm 2018 cho thấy các nền kinh tế như Ấn Độ và Nhật Bản, cũng như Singapore, đang đạt được một số tiến bộ về các mặt của cơ sở hạ tầng số và nguồn nhân lực.

Các nước khác, như Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc đại lục, đã có những tiến bộ rõ rệt về kết nối công nghiệp. Singapore giữ vị trí hàng đầu trong Chỉ số năm 2018, trong khi đó Nhật Bản và Hồng Kông vượt qua Hàn Quốc để giữ vị trí thứ hai và thứ ba, và Đài Loan ở vị trí thứ 5. Những phát hiện chính khác của phân tích Chỉ số bao gồm:

Châu Á đi đầu chuyển đổi số so với phương Tây. Trong bảng xếp chỉ số, Singapore vẫn đi đầu về tổng thể so với Mỹ, Anh và Australia. Khu vực này có các nền kinh tế có thu nhập cao khác và có một số thuận lợi so vớ ba nước phương Tây kể trên. Đầu tiên là cam kết đối với các chiến lược số dài hạn, cơ sở hạ tầng như vùng phủ sóng di động 4G, triển khai cáp quang và các tốc độ băng thông rộng trung bình, việc triển khai 5G và trí tuệ nhân tạo (AI) cũng khá nhanh. Tuy nhiên, lợi thế của phương Tây vẫn có ý nghĩa trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là trong các các chỉ số kết nối công nghiệp và nguồn nhân lực.

Cáp quang, 5G và AI là thế mạnh của châu Á. Chỉ số 2018 thêm 4 chỉ số phụ, trong đó ba chỉ số là liên quan đến công nghệ chuyển đổi số. Ngoài các thành phố nhỏ, tập trung như Singapore và Hồng Kông, Trung Quốc đại lục và Nhật Bản nổi trội về triển khai cáp quang. Ngoài các kế hoạch 5G tiên tiến ở Hàn Quốc và Singapore thì  Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục và Nhật Bản đang tiến lên với nghiên cứu và phát triển AI.

Tài năng là điểm khác biệt chính. Trình độ số, đặc biệt là trong các lĩnh vực như AI và phân tích nâng cao, đang bị thiếu hụt ở hầu hết các nước trên thế giới. Khi xem xét sự sẵn có của các chuyên gia viễn thông, chỉ số mới thứ tư trong năm nay, Singapore nổi lên là nền kinh tế mạnh nhất châu Á, trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đại lục đã có những bước tiến về chỉ số phụ nguồn nhân lực.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Singapore dẫn đầu châu Á về chuyển đổi số năm 2018
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO