Số hoá đã chuyển đổi các hoạt động của DHL Express như thế nào?

HL| 17/06/2021 09:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Bắt tay vào các dự án chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại hiệu quả và năng suất cao hơn cho công ty chuyển phát nhanh DHL Express.

CĐS để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

CEO Ken Lee và CIO Jimmy Yeoh từ DHL Express châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ: Nhiệm vụ số hoá các hoạt động tưởng chừng như dễ dàng từng là một trách nhiệm nhọc nhằn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics như DHL Express, nhưng quá trình số hóa đang dần xoay chuyển tình thế.

Tập đoàn Deutsche Post DHL (DPDHL) đặt mục tiêu cho Chiến lược 2025 là tiên phong trong chuyển đổi số (CĐS) - đang đầu tư hơn 2 tỷ euro vào các dự án CĐS từ năm 2021 đến năm 2025 để gia tăng trải nghiệm của khách hàng và nhân viên, đồng thời tăng cường sự vận hành.

Dự án hệ thống Trung tâm Kiểm soát Chất lượng Nâng cao (AQCC) có vị trí quan trọng. Đèn cảnh báo màu liên tục báo đỏ trên bảng điều khiển (dashboard) tại các trung tâm vận hành của DHL Express trên toàn mạng lưới, nhưng bầu không gian tại tại mỗi cơ sở trên toàn bộ mạng lưới vẫn diễn ra bình lặng nhờ AQCC. Khả năng phân tích dữ liệu của hệ thống AQCC được hỗ trợ bởi AI - được thiết kế để theo dõi hành trình của lô hàng và gắn cờ các vấn đề theo thời gian thực.

Các vị trí của các lô hàng bị đình trệ trong quá trình vận chuyển được xem là ngoại lệ, nhanh chóng được xác định và các tuyến đường dự kiến của lô hàng được lập bản đồ. Các nhân viên phân tích của công ty sau đó đã tập hợp thông tin để thực hiện các hành động khắc phục để đảm bảo những chuyến hàng này vẫn có thể đến đích đúng giờ.

Logistics từ lâu đã được biết đến là một ngành truyền thống gắn liền với lao động chân tay và các công việc lặp đi lặp lại. Thường bị kìm hãm bởi các quy trình mang tính kế thừa và hệ thống CNTT lạc hậu, các công ty logistics ngày càng nhận thức được nhu cầu phải khai thác công nghệ để duy trì tính cạnh tranh trong một ngành phát triển nhanh.

Với 3.200 cơ sở tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, DHL Express dựa vào các giải pháp công nghệ tốt nhất để thực hiện gần 500 triệu chuyến vận chuyển hàng mỗi năm (theo số liệu năm 2020).

CEO Ken Lee cho biết: "Bằng cách không ngừng lắng nghe nhu cầu của khách hàng, chúng tôi đã thực hiện những đổi mới công nghệ phù hợp và kịp thời cho khách hàng, nhân viên và hoạt động của mình".

"Chúng tôi đã giới thiệu các giải pháp để hợp lý hóa các quy trình quan trọng, tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại tốn thời gian và giúp các nhóm của chúng tôi làm việc hiệu quả hơn. Các giải pháp bao gồm các hướng dẫn được tự động hóa cho các phương tiện để nâng cao hiệu suất hoạt động của chúng tôi, chatbot để bổ sung cho hoạt động dịch vụ khách hàng và cảm biến vận chuyển với theo dõi và giám sát công suất", CEO Ken Lee chia sẻ.

Đại dịch Covid-19 đã chứng minh rằng những nỗ lực và đầu tư cho CĐS của công ty là cần thiết như thế nào để giải quyết sự gia tăng nhu cầu thương mại điện tử xuyên biên giới và thúc đẩy hiệu quả và năng suất cao hơn.

Jimmy Yeoh, CIO DHL Express châu Á - Thái Bình Dương cho biết thêm: "Trước đại dịch, chúng tôi nhận thức được rằng CĐS là cấp thiết để duy trì và nâng cao cấp độ dịch vụ của chúng tôi. Đại dịch đã thúc đẩy kế hoạch này để cho phép lực lượng lao động của chúng tôi làm việc hầu như từ bất kỳ vị trí nào. Chúng tôi cũng nhanh chóng áp dụng và triển khai các công nghệ mới, như trò chuyện trực tiếp (live chat) và trợ lý kỹ thuật số (digital assistant), những công nghệ này rất quan trọng trong việc giúp chúng tôi ứng phó với sự gia tăng nhu cầu chưa từng có trên toàn thế giới".

Các dự án CĐS đáng chú ý của DHL Express

Để hiểu rõ hơn về tác động của số hóa đối với DHL Express, hãy cùng tìm hiểu một số dự án CĐS điển hình được DHL Express triển khai trong những năm gần đây.

Đầu tiên là dự án hệ thống AQCC sử dụng dữ liệu lớn và phân tích dự báo để giám sát sự di chuyển của hàng hoá, đánh dấu các vấn đề ở thời gian thực và xác định các tuyến bay/mạng lưới khác nhau để đảm bảo chuyển phát hàng hóa đúng thời hạn. Dự án cũng thúc đẩy ứng dụng AI và máy học để xác định các nguyên nhân gốc rễ và khuyến nghị các hành động nhằm cải tiến liên tục.

Tiếp theo là dự án chia chọn tự động hóa tờ rơi với DHLBot giúp chia chọn các tờ rơi để định tuyến cấp độ chính xác tới 99%. Dự án cũng cải thiện hiệu suất chia chọn trong khi giảm thiểu sự tương tác của con người (đảm bảo an toàn trong đại dịch Covid-19).

Số hóa đã chuyển đổi các hoạt động của DHL Express như thế nào - Ảnh 1.

Dự án các phương tiện được hướng dẫn tự động hóa giúp "cảm nhận" môi trường một cách thông minh và chuyển hàng hóa và container hiệu quả và an toàn. Dự án có thể nâng quy mô công suất khi cần. Các robot di động là các phương tiện vận tải tự động hóa đáp ứng chuyển phát theo nhu cầu. Các robot này được trang bị các cảm biến và hệ thống tránh va chạm nhờ AI để điều hướng.

Hệ thống chatbot để chăm sóc khách hàng 24/7 cho phép khách hàng nhận thông tin và theo dõi hành trình chuyển phát. Chatbot này được thiết kể để trả lời các câu hỏi thường xuyên được đặt ra.

Trong khi đó, cổng chuyển phát theo yêu cầu (ODD) cho phép khách hàng linh hoạt đặt lịch chuyển phát không tiếp xúc để nhận hàng vào thời điểm thuận tiện.

Số hóa đã chuyển đổi các hoạt động của DHL Express như thế nào - Ảnh 2.

Dự án quét QR code để trả lại bưu phẩm cho phép khách hàng trả lại bưu phẩm trực tuyến bằng cách nhận một mã QR; Giảm tiếp xúc vật lý cho khách hàng đặc biệt bằng cách thay thế hóa đơn truyền thống.

Cuối cùng là dự án tối ưu hóa tuyến đường để giao hàng nhanh hơn cho phép các giao thông viên lập kế hoạch tuyến đường của họ hiệu quả hơn, do đó cải thiện năng suất và tiết kiệm nhiên liệu. Thời gian giao hàng ngắn hơn cho khách hàng/.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Số hoá đã chuyển đổi các hoạt động của DHL Express như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO