Số hóa nhà thờ của giáo hội công giáo ở Đông Âu trong thời đại dịch COVID-19

N.N| 01/10/2021 08:51
Theo dõi ICTVietnam trên

Số hoá các hoạt động của giáo hội công giáo được bắt nguồn từ việc hạn chế tụ tập vì đại dịch COVID-19. Hầu hết các nhà thờ Kitô giáo đều đứng trên hai cột trụ: cộng đoàn và thánh thể. Cả hai đều là nền tảng quan trọng và sẽ có những thay đổi nhất định nếu các hoạt động tín ngưỡng bị số hoá hoàn toàn hoặc một phần.

Số hóa nhà thờ, thách thức và cơ hội trong đại dịch COVID-19

Cách các nhà thờ thiên chúa giáo đang ứng phó với thách thức số hóa này rất đa dạng, nhưng đều mang những điểm tương đồng thú vị trong xu thế tất yếu của thời đại số. Các nhà thờ công giáo ở Đức và các nhà thờ chính thống giáo ở Ukraine và Nga là những ví dụ.

Việc tuyên truyền trực tuyến các hoạt động của nhà thờ là một bước quan trọng để đối phó với lệnh cấm tụ tập trong đại dịch COVID-19. Giáo hội công giáo ở Đức đã phản ứng và thích nghi nhanh nhạy trước sự thay đổi này. Câu hỏi đặt ra đối với những người đứng đầu giáo hội là làm thế nào để các hoạt động của tổ chức không bị ảnh hưởng. Họ đã nhanh chóng ứng dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số như một cách thức để tăng số lượng các thành viên khi không thể kết nối và mở rộng trong không gian thực.

Việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới trên nền tảng trực tuyến được coi là cơ hội và là một công cụ hữu hiệu để các nhà thờ duy trì các hoạt động thường niên của giáo hội. Do đó, các dịch vụ thờ phụng, truyền đạt giáo lý và các sinh hoạt tôn giáo khác trên nền tảng trực tuyến hoặc truyền hình đã trở thành phương thức chính.

Trước sự phát triển mạnh mẽ hình thức thờ phụng kỹ thuật số và các hoạt động trên nền tảng công nghệ, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về việc tìm hiểu và ứng dụng công nghệ đối với các giáo dân của mình. Các nền tảng kỹ thuật số như thiết bị, phần mềm được khai thác để phục vụ các mục đích trong hoạt động tín ngưỡng. Các yêu cầu chuẩn mực về ngôn ngữ, cử chỉ, biểu tượng và cách thức tương tác với những người đi nhà thờ trực tuyến cũng được chú trọng xây dựng.

Các nhà thờ chính thống công giáo ở Đông Âu đang được tư nhân hóa, do vậy, các tín đồ nhạy bén hơn nhiều với nghĩa vụ phát triển và ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín ngưỡng. Đó là lý do mà biểu hiện của việc chuyển đổi nhà thờ kỹ thuật số của các nhà thờ chính thống giáo trong đại dịch đã mạnh mẽ hơn so với các nhà thờ phương Tây. Họ mong muốn giữ cho sự thờ phụng được rộng mở và các nghi lễ tôn giáo được thực thi gần gũi hơn với đời sống hiện đại của con người.

Đối với các nhà thờ chính thống giáo ở Ukraine và Nga, thì việc thờ phụng trực tuyến lại biểu hiện rõ ở khía cạnh của phương tiện truyền thông kỹ thuật số của nhà thờ. Các nghi lễ được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia. Ở đây họ cho phép tất cả các giáo xứ được thực hiện trực tuyến các dịch vụ của họ.

Hiện nay, các tín đồ tôn giáo và giáo hội đã thừa nhận giá trị của việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín ngưỡng. Bằng chứng là với các phương tiện của kỹ thuật số, họ có cơ hội trải nghiệm các buổi thờ phụng tại các giáo xứ khác nhau. Đồng thời họ cũng tự do hơn trong việc lựa chọn tham dự buổi lễ này hoặc buổi lễ kia. Đối với nhiều tín đồ, điều này mở rộng nhận thức của họ về giáo hội toàn cầu, sự đa dạng của các hình thức thờ phụng và cách tiếp cận các giá trị bản sắc của mỗi tôn giáo.

Số hóa nhà thờ của giáo hội công giáo ở Đông Âu trong thời đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Một số nhà thờ vẫn giữ nguyên quy tắc phụng vụ hiện nay khi cử hành thánh lễ. (Ảnh minh hoạ)

Thách thức của việc số hóa nhà thờ là khả năng cử hành thánh thể cộng đồng trực tuyến như thế nào. Đó là nếu cử hành nghi lễ trực tuyến thì sẽ không có hành động trực tiếp của linh mục được truyền chức (một yếu tố đóng một vai trò đáng chú ý trong hành lễ). Do đó, sự tham gia trực tiếp của tín hữu và vai trò của họ trong phụng vụ đã trở thành một thách thức quan trọng đối với việc số hóa các dịch vụ thờ phụng trực tuyến. Về lâu dài, câu hỏi này ảnh hưởng đến cả việc thờ phụng trực tuyến và ngoại tuyến.

Nhà thờ kỹ thuật số, thích nghi và phát triển công nghệ của tín đồ tôn giáo

Trong xu thế của đời sống tôn giáo được số hoá, vai trò của các giáo sĩ, nhân viên nhà thờ rất quan trọng. Họ có trách nhiệm cập nhật các xu hướng kỹ thuật số, tuyên truyền ứng dụng và thậm chí giúp các các tín đồ của họ hiểu biết thêm về công nghệ. Đồng thời nâng cao nhận thức của các tín đồ về tác dụng của công nghệ đối với đời sống tín ngưỡng. Những điều này đã được Công đồng Vatican II khuyến khích.

Một khía cạnh khác của xu hướng số hóa nhà thờ là các hình thức kỹ thuật số của các dịch vụ giáo lý, như trường học chúa nhật, các buổi thờ phụng cho trẻ nhỏ và giáo dục tôn giáo cho các lớp học khác nhau. Các hoạt động cộng đồng khác như chăm sóc mục vụ chuyên biệt cho người bệnh, tù nhân, người khuyết tật, binh lính, thanh niên và cả trẻ em.

Ở hầu hết các quốc gia, sự tiếp xúc cá nhân giữa những người làm công tác mục vụ và những nhóm này đã bị hạn chế hoặc nghiêm cấm do các biện pháp chống đại dịch. Trong một số trường hợp, các thông điệp tâm linh theo chủ đề tương ứng đã được chia sẻ dưới dạng kỹ thuật số.

Dường như cho đến nay, các nhà thờ chính thống giáo ở Đông Âu đã xem các nền tảng công nghệ trực tuyến như động lực của sự phát triển, có thể những khó khăn ban đầu là họ cần nhiều thời gian để chuẩn bị cho các bài giảng trực tuyến. Các kiến thức kỹ thuật số và kinh nghiệm với các định dạng cũng cần được nghiên cứu và cập nhật liên tục. Tuy nhiên, các tổ chức tôn giáo đã dành những mối quan tâm lớn cũng như ưu tiên cho hình thức sinh hoạt tôn giáo mới của nhà thờ kỹ thuật số.

Số hóa nhà thờ ở Việt Nam, xu hướng và dự báo

Tại Việt Nam, việc số hóa đời sống nhà thờ cũng thể hiện khá sôi động. Số hóa các dịch vụ nhà thờ và các dịch vụ kỹ thuật số khác là xu hướng tất yếu trong bối cảnh đại dịch. Mô hình cầu nguyện trực tuyến, học giáo lý online và các thánh lễ được tổ chức qua mạng có thể được xem như các mô hình đầu tiên của số hoá.

Trên thực tế, trong các giáo hội, đời sống đức tin cộng đồng đã gặp gỡ sinh động trong không gian kỹ thuật số. Với hình thức sinh hoạt tín ngưỡng này thì các tín đồ sẽ không bị cô đơn trong thời gian bị hạn chế gặp gỡ vì đại dịch. Nhìn chung về tình hình của nhà thờ tại Việt Nam đang dần được số hóa liên quan đến đại dịch. Các vấn đề về kiến thức công nghệ thông tin, nền tảng kỹ thuật số và hiểu biết, nhận thức của các tín đồ là điều then chốt cho công cuộc số hóa này.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa nhà thờ không đơn thuần là biện pháp đối phó với đại dịch thế kỷ, mà nó là xu thế tất yếu trong tương lai bởi khả năng kết nối, bảo tồn các giá trị và bản sắc tôn giáo. Đồng thời, tạo ra một phạm vi tiếp cận rộng rãi và bền vững trên toàn thế giới.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Số hóa nhà thờ của giáo hội công giáo ở Đông Âu trong thời đại dịch COVID-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO