Make in Vietnam

Số người dùng các ứng dụng di động Việt Nam hàng tháng vượt mức 500 triệu

Nhật Minh 23/07/2023 9:00

Đã có nhiều kết quả ,“điểm sáng” tích cực về việc sử dụng các nền tảng số, ứng dụng số mang thương hiệu "Make in Việt Nam" trong công cuộc chuyển đổi số (CĐS) để việc phát triển xã hội, đất nước.

Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số (CĐS), tỷ trọng kinh tế số trong GDP qua 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%, tốc độ tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm 2022. Và để tạo ra những kết quả đáng mừng này, các công cụ nền tảng số đang được xem là một giải pháp thúc đẩy mọi sự phát triển.

vssid.jpeg
Việt Nam vượt mức 500 triệu người dùng ứng dụng di động/ tháng

Cụ thể, đối với việc ứng dụng các nền tảng số, ứng dụng số mang thương hiệu Make in Việt Nam thời gian qua đã tăng về số lượng, chất lượng. Và được coi là đơn vị điển hình tận dụng điều này, trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đã chú trọng thúc đẩy triển khai CĐS cảng biển và kết nối các cảng biển nhằm nâng cao năng lực, rút ngắn thời gian phục vụ, đã bước đầu triển khai được 18/145 cảng biển trên phạm vi toàn quốc, sử dụng nền tảng số Make in Viet Nam, với chi phí chỉ bằng khoảng 10 - 20% giải pháp của nước ngoài.

Cũng ấn tượng như Bộ GTVT, đối với lĩnh vực viễn thông, di động trong 06 tháng đầu năm cũng thu được nhiều thành tích khi tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Với kết quả này cho thấy, bình quân thời lượng mỗi người dùng dành để sử dụng các ứng dụng di động của Việt Nam là 64 giờ/tháng và tỷ lệ lượt người dùng sử dụng các ứng dụng có đăng ký trụ sở tại Việt Nam chiếm khoảng hơn 22% so với tổng số lượt người dùng của toàn thị trường Việt Nam.

Cùng với đó, trong 6 tháng các đơn vị, doanh nghiệp, nhà mạng đã cung cấp ra thị trường khoảng 60 nền tảng/ứng dụng di động phục vụ người dân, trong đó, đối với các nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đạt gần 75 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng; 19 ứng dụng di động có trên 5 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng; 41 ứng dụng có từ 1 - 5 triệu người dùng.

Đặc biệt, trong sự bùng nổ của xu hướng số, thói quen tiêu dùng qua các dịch vụ số nổi bật ở nhóm thanh toán số, và giải trí số. Cụ thể, trong nhóm nền tảng có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, có 14 nền tảng phục vụ thanh toán số (chiếm 23,33%); 14 nền tảng phục vụ giải trí (chiếm 23,33%); 07 nền tảng phục vụ mua sắm (chiếm 11,66%).

Bên cạnh đó, đáng chú ý cũng phải kể đến 02 nền tảng dịch vụ công của cơ quan chính phủ là ứng dụng định danh điện tử (VNeID) ước sơ bộ có 8,5 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng (tăng 05 triệu người dùng người dùng so với cùng kỳ năm 2022) và ứng dụng nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội (VssID) có 7,5 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng.

Đối với ứng dụng mạng xã hội Zalo và Cốc cốc cũng là nhóm dẫn đầu về số lượng thời gian người dùng với tổng cộng gần 02 triệu giờ trong 05 tháng (mỗi tháng, một người dùng sẽ dành trên 5 tiếng để sử dụng dịch vụ của 02 nền tảng này).

Chưa dừng lại, điểm sáng của nền tảng giải trí đang nổi lên, thu hút được đông đảo người dùng cũng phải kể đến chính là nền tảng truyền hình số VTV Go với hơn 7 triệu người dùng hàng tháng, trong đó có gần 1 triệu người dùng ở nước ngoài (VTV Go đạt 1,7 tỷ lượt xem, trung bình 280 triệu lượt xem 1 tháng).

Như vâỵ, có thể nói với những kết quả tích cực đạt được trong 06 tháng đầu năm, điều này chính là một tín hiệu tiềm năng, đáng mừng góp phần thúc đẩy, phát triển xã hội và thông qua các công cụ số, nền tảng số mang thương hiệu Make in Việt Nam, chúng ta luôn tin tưởng, kỳ vọng mục tiêu Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số của Việt Nam sớm trở thành hiện thực, ổn định, bền vững./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Hợp nhất Bộ TT&TT và Bộ KH&CN: Cơ hội và kỳ vọng
    Cùng với một số Bộ ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) hợp nhất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) với mục tiêu chính của sự hợp nhất này là giảm bớt một số chức năng và nhiệm vụ chung, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS), phát triển khoa học công nghệ và quản lý báo chí số tốt hơn.
  • Bảo vệ trẻ em theo Nghị định 147: Cần sự phối hợp và giám sát chặt chẽ của doanh nghiệp
    Với Nghị định 147/2024/NĐ-CP, lần đầu tiên Việt Nam đã có những quy định nhằm bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội và khi chơi game. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, cần có sự phối hợp và giám sát chặt chẽ từ các doanh nghiệp.
  • Cảnh báo hành vi giả mạo website doanh nghiệp nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
    Gần đây, các thương hiệu của tập đoàn VinGroup như VinFast, Xanh SM, Vinhomes đồng loại đưa ra cảnh báo cho người dân về tình trạng giả mạo doanh nghiệp nhằm lừa đảo, yêu cầu khách hàng cần phải cẩn thận khi cung cấp thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng
  • Stuff phát triển podcast về tội phạm gây tiếng vang lớn
    Với chuỗi podcast về tội phạm có thật mang tên The Trial, Stuff đã đổi mới cách tiếp cận các thủ tục tố tụng tại tòa án và thu hút được lượng lớn khán giả quốc tế.
  • Công nghệ dẫn lối giao thông xanh
    Công cuộc phát triển giao thông bền vững đang đạt được những bước tiến quan trọng trên toàn cầu. Tuy nhiên, để thực sự làm chậm lại tác động của biến đổi khí hậu, các sáng kiến xanh cần được mở rộng và đi sâu hơn. Tại Việt Nam, câu chuyện về giao thông xanh không chỉ là thách thức, mà còn là cơ hội để xây dựng một tương lai bền vững.
  • Du lịch tình nguyện - mang “cần câu” đến miền núi
    Rất nhiều vấn đề đặt ra trong việc làm từ thiện đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi trong những năm qua, nhất là sau trận bão Yagi lịch sử năm 2024. Điều này đặt ra vấn đề cần phải làm từ thiện một cách chuyên nghiệp, tập trung, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
  • Thưởng thức món mèn mén tại Tuần Du lịch-Văn hóa Lai Châu 2014
    Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu vừa tổ chức họp báo công bố Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Lai Châu từ ngày 20 - 22/12 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
  • Báo chí thúc đẩy thuê bao thông qua Google Discover
    VK Media cho biết đã tăng doanh thu nhờ công cụ dự đoán thời điểm một câu chuyện sắp trở nên lan truyền trên Google Discover.
  • Thúc đẩy hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo không chỉ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo mà còn góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng tầm ảnh hưởng và tăng cường hội nhập quốc tế.
  • Đề xuất một số giải pháp bảo mật cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
    Thực trạng bảo mật: Ngành ngân hàng Việt Nam đang phát triển nhanh chóng về dịch vụ trực tuyến nhưng đối mặt với nhiều rủi ro bảo mật do hacker tấn công qua mã độc, phishing, và khai thác tâm lý người dùng. Vấn đề phổ biến: Các hình thức tấn công điển hình bao gồm mã độc, lỗ hổng hệ thống, giả mạo OTP qua SMS và lừa đảo qua tin nhắn, gây thiệt hại tài chính và mất niềm tin khách hàng.
Số người dùng các ứng dụng di động Việt Nam hàng tháng vượt mức 500 triệu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO