Sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

Bích Liên| 13/07/2022 19:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà đề nghị, cần thực hiện lộ trình xây dựng tài nguyên số, sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường, đảm bảo ngay hệ thống công nghệ thông tin được thống nhất, đồng bộ; nhằm phục vụ người dân, phát triển kinh tế - xã hội phục hồi sau đại dịch.

Ngày 13/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai những giải pháp 6 tháng cuối năm 2022.

Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng về kinh tế - xã hội của đất nước

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước có nhiều khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, tăng trưởng ấn tượng, kinh tế đang phục hồi toàn diện, nhiều chỉ số vượt kế hoạch đề ra. GDP quý II tăng 7,72% (tốc độ tăng cao nhất trong 11 năm qua) cho thấy rõ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế; 44/63 tỉnh có tốc độ tăng trưởng trên 6% đã thể hiện tính đồng đều trong phục hồi của các địa phương. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm trong điều kiện khó khăn (thu NSNN 6 tháng ước đạt 66,1% dự toán…)

Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, đóng góp vào các thành tựu chung đó có sự nỗ lực, sáng tạo của toàn ngành tài nguyên và môi trường. Trong đó, Bộ đã có những dự báo sớm để chủ động trong chỉ đạo điều hành bám sát yêu cầu của thực tiễn, như Bộ đã khẩn trương trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đai quốc gia; phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố; đôn đốc hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch cấp huyện, giải quyết tháo gỡ vướng mắc liên quan đến vật liệu, chỉ đạo cải các thủ tục môi trường, tài nguyên nước,...để đảm bảo các đầu vào của nền kinh tế, chủ động đón các dòng đầu tư, thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn. Các nguồn thu từ đất đai, khoáng sản, tài nguyên nước,...đóng góp lớn cho ngân sách để đảm bảo các cân đối lớn…

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, công tác chỉ đạo, điều hành vẫn còn những hạn chế.  Do đó, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị tập trung đánh giá, kiểm điểm làm rõ đâu là nguyên nhân những hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để trên cơ sở đó triển khai các nhiệm vụ giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2022.

Sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường

Tại hội nghị, ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tin về tình hình thực hiện Chương trình công tác, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ giao 6 tháng đầu năm 2022 đã đạt được những kết quả khả quan.

Theo đó, trong 06 tháng đầu năm 2022, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 06/07 đề án, nhiệm vụ trong chương trình trong đó có 02 nhiệm vụ ngoài chương trình.

Về triển khai kế hoạch chuyển đổi số và cải cách thủ tục hành chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị bãi bỏ, đơn giản hóa 153 TTHC trên tổng số 178 TTHC được rà soát (đạt 85%); cung cấp 74 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ đạt tỷ lệ trên 75,8%; tích hợp, cung cấp 33 TTHC (tương ứng 48 DVCTT mức độ 3, 4 trong đó 19 DVCTT mức độ 4, đạt tỷ lệ > 39,6%) lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Triển khai kết nối Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Chuẩn bị các điều kiện để kết nối, liên thông dữ liệu đất đai ở địa phương với Hệ thống tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu đất đai quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với các Bộ để hoàn thành trình Chính phủ phương án kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ trong nhiệm kỳ Chính phủ khóa XV; sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về quản lý, sử dụng công chức, viên chức…

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, khối lượng nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm là rất lớn trong đó có những nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, được dư luận hết sức quan tâm như sửa đổi Luật Đất đai, sửa đổi Luật Tài nguyên nước…

Bộ trưởng mong muốn sự quyết tâm, tinh thần trách nhiệm của từng đồng chí Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị; sự nỗ lực hằng ngày của các cán bộ đồng tâm, nhất trí để thực hiện tốt các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao, thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và đặc biệt là chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới.

Đối với các lĩnh vực quản lý chuyên môn của ngành, Bộ trưởng đề nghị thủ trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cụ thể, phân công rõ trách nhiệm, đặc biệt chú trọng khâu tổ chức thực hiện; chủ động dự báo, nhận diện sớm các vấn đề đặt ra từ thực tiễn địa phương, cơ sở, đề xuất hiến kế các giải pháp về thể chế chính sách để tiếp tục tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy cải cách, đổi mới để tạo đột phá trong phát triển, chuyển dịch mô hình tăng trưởng.

Bên cạnh đó, đóng góp các sáng kiến để thực hiện lộ trình xây dựng tài nguyên số  sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường đảm bảo ngay hệ thống công nghệ thông tin được thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt nhằm phục vụ người dân, phát triển kinh tế xã hội phục hồi sau đại dịch./.

Bài liên quan
  • AI, chuyển đổi số xoay chuyển lĩnh vực bán lẻ, người tiêu dùng
    Sự phát triển của AI, cùng với làn sóng chuyển đổi số (CĐS), đang cách mạng hóa trải nghiệm mua sắm tại Việt Nam. Từ cá nhân hóa dịch vụ đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ phải nhanh chóng thích nghi để đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Sớm thực hiện chuyển đổi số ngành tài nguyên và môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO