Startup AI 2,5 tỷ USD Nhật Bản gia nhập thị trường Việt Nam

Hoàng Linh| 03/02/2021 15:56
Theo dõi ICTVietnam trên

AI Inside, một công ty khởi nghiệp (startup) của Nhật Bản chuyên hỗ trợ các công ty chuyển đổi tài liệu giấy thành dữ liệu điện tử bằng trí tuệ nhân tạo (AI), đang gia nhập thị trường Việt Nam.

Startup AI 2,5 tỷ USD của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

AI Inside gần đây đã đồng ý bán phần mềm nhận dạng văn bản, bao gồm cả ngôn ngữ tiếng Việt, thông qua OCG Technology, một liên doanh giữa một đơn vị thuộc Tập đoàn VNPT và Nippon Telegraph and Telephone (NTT) của Nhật Bản. AI Inside muốn hướng tới các công ty Việt Nam có nhu cầu tự động hóa những công việc thủ công như nhập các biểu mẫu viết tay vào bảng tính.

Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành AI Inside là Taku Toguchi cho biết trong một cuộc phỏng vấn: "Chúng tôi sẽ phải nỗ lực rất nhiều cho việc mở rộng hoạt động toàn cầu trong năm nay". Ngoài Việt Nam, công ty cũng đang có kế hoạch thâm nhập vào thị trường Thái Lan và Đài Loan.

Việc mở rộng hoạt động trong khu vực châu Á của startup có tuổi đời 5 năm này cho thấy cách một số startup phần mềm của Nhật Bản đang chạy đua để xây dựng dấu ấn ở nước ngoài.

Toguchi cho biết, Nhật Bản chi khoảng 38 tỷ USD mỗi năm cho hoạt động thuê ngoài, khoảng 5,5 tỷ USD trong số đó liên quan đến đầu vào dữ liệu và tin rằng ngành công nghiệp này đã chín muồi: "Nhân lực cho lĩnh vực này đang tăng lên, mặc dù dân số giảm".

Sự thay đổi lớn diễn ra vào năm ngoái, khi các đơn đặt hàng của AI Inside tăng vọt do các công ty và chính quyền trong nước đều có nhu cầu xử lý các tài liệu giấy như đơn xin việc viết tay, đặc biệt là sau khi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp đầu tiên do dịch Covid-19 vào tháng 4/2020.

Số lượng hợp đồng cho phần mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR) của công ty, có thể chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản, đã tăng hơn gấp đôi từ tháng 7 đến tháng 9 lên 12.700. Khách hàng mới bao gồm các thành phố trong nước cần xử lý nhanh chóng các thông báo chương trình hỗ trợ 100.000 yên trong mùa hè.

AI Inside dự kiến sẽ đạt lợi nhuận 1,1 tỷ yên (10,6 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tăng gần gấp ba con số của năm trước. Giá cổ phiếu của AI Inside đã tăng hơn 5 lần kể từ khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào tháng 12/2019, mang lại giá trị vốn hóa thị trường là 2,5 tỷ USD vào ngày 13/1.

AI Inside tuyên bố chiếm 64% thị phần phần mềm OCR dựa trên AI tại Nhật Bản. Toguchi cho biết tham vọng của AI Inside là vượt xa khả năng nhận dạng văn bản. AI Inside đang bổ sung thêm chức năng cho các công ty để tạo các biểu mẫu ứng dụng trực tuyến và phát triển phần mềm cho phép các công ty xây dựng hệ thống AI của riêng họ, như phát hiện các sản phẩm nguy hiểm trong nhà máy quản lý chất thải.

Startup này cũng đang xem xét việc xây dựng các trung tâm dữ liệu bên ngoài Nhật Bản với dự báo nhu cầu nhiều hơn về điện toán biên AI, trong đó dữ liệu được xử lý gần nguồn nhất có thể như trong lái xe tự hành.

Toguchi cho biết: "Chúng tôi không muốn trở thành một công ty OCR đơn thuần. Mục tiêu của chúng tôi là bán cơ sở hạ tầng".

Bài liên quan
  • Riversong gia nhập thị trường Việt Nam
    Riversong, thương hiệu công nghệ với các danh mục sản phẩm như đồng hồ thông minh, thiết bị thông minh, phụ kiện điện thoại và thiết bị nhà thông minh (smart home) đã công bố gia nhập thị trường Việt Nam thông qua hợp tác chiến lược với nhà phân phối PHTD.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Startup AI 2,5 tỷ USD Nhật Bản gia nhập thị trường Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO