Theo các chuyên gia, sự cố của Silicon Valley Bank (SVB) chủ yếu ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư tại thị trường Việt Nam, khiến các quỹ giải ngân chậm, thậm chí thận trọng hơn trong việc đầu tư với các dự án mới.
ThinkZone Ventures chính thức phát động chương trình tăng tốc khởi nghiệp Global Minds Accelerator với quỹ đầu tư TNB Aura Vietnam Scout với vai trò cùng đầu tư và hỗ trợ startup.
Kinh nghiệm xương máu từ chính những người gây dựng nên Quỹ ThinkZone Ventures là phần lớn người khởi nghiệp lần đầu đều thất bại. Trong khi đó, các Founders khi chưa vấp ngã thì “chưa biết mùi đời”, cái tôi rất cao, nhà đầu tư nói gì cũng không tin, ông Bùi Thành Đô, CEO Quỹ ThinkZone Ventures nhận định.
Trung tâm Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia và Google sẽ lựa chọn một số doanh nghiệp (DN) tiêu biểu để tiếp tục hỗ trợ, phát triển thuộc nhóm 500 DN ĐMST tiên phong.
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có những điều kiện thích hợp cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo (ĐMST).
Không có nguồn tài chính phong phú, không sở hữu công nghệ riêng mà dùng những phần mềm có sẵn…, startup số hoá ngành khách sạn HANZ được cho sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi cạnh tranh với kỳ lân Ấn Độ OYO tại thị trường Việt Nam, dù mới "chốt đơn" với Shark Hùng Anh.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp thứ 5 Đông Nam Á và 54 trên thế giới. TP HCM tiến gần đến Top 100 trong khi Hà Nội rời khỏi Top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu.
Mặc dù hầu hết thị phần lĩnh vực quảng cáo trực tuyến, mạng xã hội, thương mại điện tử (TMĐT)… đã thuộc về doanh nghiệp ngoại, nhưng theo đại diện Accesstrade, các startup Việt vẫn còn nhiều "đất diễn" như phát triển các ứng dụng, dịch vụ trên các nền tảng nước ngoài hay đi tìm những "sân chơi" mới trong blockchain.
Theo quỹ đầu tư mạo hiểm Golden Gate Venture, Việt Nam đang là một trong 3 quốc gia tạo nên “Tam giác vàng khởi nghiệp” tại khu vực Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia. Việt Nam đã trở thành viên ngọc mới của khu vực khi thu hút 1,4 tỷ USD vốn đầu tư vào các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp sáng tạo trong năm 2021, cao hơn 1,6 lần so với con số 874 triệu USD vào năm 2019.
Qua những tháng đầu năm 2022, nhờ vào sự cố gắng, sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) cũng như sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) ở nước ta đã có những bước hồi phục ấn tượng sau đại dịch Covid-19. Dự báo, các quỹ đầu tư tiếp tục đổ vốn vào startup Việt, và có thể đạt mức ấn tượng hơn 2 tỷ USD trong năm 2022.
SME cần bắt lấy cơ hội chuyển đổi số (CĐS) và thay đổi mô hình kinh doanh để có cơ hội sống còn sau COVID-19, để có cơ hội vươn tầm và trở thành kỳ lân nếu được đầu tư với mô hình kinh doanh đột phá.
Việt Nam có đầy đủ tiềm năng để phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) nhưng lại đang gặp không ít những rào cản... Do đó, cộng đồng startup Việt rất cần sự chung tay hỗ trợ từ các đơn vị liên quan.
Theo đại diện Sunshine Holdings, các startup của Việt Nam sẽ phải mất 10 - 20 năm nữa mới có thể ngang hàng với startup ở Thung lũng Silicon (Mỹ). Để thu hẹp khoảng cách, các startup Việt nên tìm kiếm những thị trường ngách, giải các bài toán của một nhóm khách hàng cụ thể, và có thể "nhân bản" nền tảng ở nhiều quốc gia khác nhau.
Ông Nguyễn Thành Trung, CEO của Axie Infinity cho biết, việc các startup ở Việt Nam đặt trụ sở ở Singapore là điều không quá khó hiểu vì nó liên quan đến vấn đề gọi vốn.
Thời gian qua, các công ty, quỹ đầu tư đều đang vô cùng cởi mở, năng động trong việc đi tìm nguồn vốn. Tuy nhiên, còn không ít rào cản khiến các quỹ đầu tư trong và ngoài nước khó hợp tác, bắt tay với các startup Việt.