Truyền thông

Sửa đổi Luật Báo chí theo 4 nhóm chính sách

PV 27/09/2024 10:15

Chính phủ đã cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), trong đó thống nhất với đề xuất của Bộ TT&TT về 4 nhóm chính sách.

Ngày 22/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 148/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.

Nghị quyết nêu rõ: Tại phiên họp, Chính phủ cho ý kiến đối với đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), trong đó thống nhất với đề xuất của Bộ TT&TT về 4 nhóm chính sách.

Bộ TT&TT tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách để bảo đảm phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của thực tiễn, cụ thể như sau:

Chính sách 1: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí: chỉnh lý chính sách không cho phép tạp chí khoa học được mở văn phòng đại diện tại địa phương để bảo đảm tính chủ động của tạp chí và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tạp chí khoa học; phạm vi thông tin của cơ quan báo chí cần phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao.

Chính sách 2: Nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí: cần có chính sách khuyến khích để nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí tổ chức hoạt động hiệu quả.

Chính sách 3: Thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí: hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế báo chí để hoạt động đúng quy định pháp luật; cân nhắc tên gọi “tập đoàn báo chí” để phù hợp với bản chất của báo chí cách mạng, tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.

Chính sách 4: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng: hoàn thiện các giải pháp chính sách đối với hoạt động báo chí trên không gian mạng để vừa quản lý hiệu quả, vừa thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động báo chí; có công cụ xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng; có hình thức khen thưởng và chế tài phù hợp, kịp thời, phòng ngừa các hành vi trục lợi không hợp pháp từ hoạt động báo chí.

1(1).jpg
Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi).

Chính phủ đánh giá cao Bộ TT&TT đã tích cực chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan chuẩn bị hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) trình Chính phủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chính phủ cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), đồng thời yêu cầu Bộ TT&TT nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các Thành viên Chính phủ, bảo đảm bám sát và thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng để thể chế hóa đầy đủ các quy định về quản lý và phát triển hoạt động báo chí; sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập, bảo đảm phù hợp thực tiễn; thúc đẩy sự phát triển lĩnh vực báo chí phù hợp với tình hình thực tiễn và xu hướng chuyển đổi số báo chí; hoàn thiện các cơ quan báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, giữ vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội; giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng.

Cùng với đó, rà soát quy định của Luật Báo chí hiện hành và pháp luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; nội dung sửa đổi, bổ sung cần được đánh giá kỹ lưỡng, phù hợp, khả thi và hiệu quả; Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển hoạt động báo chí theo hướng bảo đảm điều kiện hoạt động, kinh phí, thu nhập cho các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, định hướng tuyên truyền; đồng thời đổi mới hoạt động quản lý chặt chẽ, thông thoáng, đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy hoạch.

Ngoài ra, tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng Luật.

Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), trong đó có các nội dung được Bộ Tư pháp nêu tại Báo cáo thẩm định và các cơ quan báo chí nêu tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • FPT tiên phong về AI, vươn mình tạo dựng tương lai
    Với chiến lược và mục tiêu rõ ràng, FPT đã giành thắng lợi lớn trên hành trình phát triển bền vững. Năm 2024, FPT ghi nhận doanh thu 62.849 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 11.071 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,4% và 20,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Quản lý dữ liệu và GenAI
    Sự trỗi dậy của AI tạo sinh (GenAI) giống như một bước ngoặt đối với các doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng theo cấp số nhân với tiềm năng chuyển đổi của GenAI.
  • Chiến lược quản lý dữ liệu chính MDM - “Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ, chuẩn bị sẵn sàng”
    Một chiến lược quản lý dữ liệu được xây dựng tốt có thể cải thiện năng suất, nâng cao độ chính xác của dữ liệu và tiết kiệm thời gian cho một tổ chức. Khi được thiết kế và triển khai đúng cách, nó đảm bảo chất lượng, tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Ngoài ra, nó đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và giúp hợp lý hóa các quy trình nội bộ của tổ chức.
  • Indonesia lập lực lượng đặc nhiệm bảo vệ trẻ em dùng Internet quá mức
    Indonesia đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chuyên trách nhằm tăng cường các quy định trên môi trường mạng, bảo vệ trẻ em khỏi các mối đe dọa trực tuyến.
  • Gen Z săn lùng tìm mua những đồ vật này để xin vía Thần Tài
    Mua hợp lý - tích lũy nhiều hơn, giới trẻ đang có xu hướng tìm kiếm những sản phẩm vàng hội tụ các yếu tố nhỏ gọn, vừa túi tiền để “xin vía” Thần Tài vào ngày mồng 10 Tết sắp tới.
Đừng bỏ lỡ
Sửa đổi Luật Báo chí theo 4 nhóm chính sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO