Tận dụng công nghệ số thay đổi đào tạo nghề

T.Anh| 07/07/2022 21:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Lao động qua đào tạo của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ người học ĐH cao hơn CĐ và TC dẫn đến thiếu lao động trực tiếp sản xuất. Đây là thách thức lớn đối với các địa phương, nhất là các tỉnh/thành tập trung nhiều doanh nghiệp FDI.

Ch24,5% lao đng có văn bng, chng ch

Ông Phạm Vũ Quốc Bình (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp - GDNN, Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, GDNN Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Việc tận dụng công nghệ số để thay đổi toàn diện hệ thống GDNN là cần thiết để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội. Tuy nhiên, nếu không nắm bắt cơ hội này thì thách thức về nguồn nhân lực chất lượng lại càng lớn hơn. "Hai trụ cột phát triển GDNN là chuyển đổi số và năng lực đội ngũ quản lý, nhà giáo. Đây là điều kiện để các trường TC-CĐ tiếp cận với trình độ các nước trong khu vực ASEAN", ông Bình nói.

Bà Khương Thị Nhàn (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Tổng cục GDNN) cho biết, định hướng và nhiệm vụ của hệ thống GDNN đã được đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045. Theo đó, giai đoạn này mở rộng quy mô, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% trong tổng số lao động. Cụ thể, 30% có văn bằng, chứng chỉ vào năm 2025; đến 2030, tỷ lệ lao động có văn bằng là 75% và chứng chỉ là 40%. Đến năm 2045, GDNN Việt Nam đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao và trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN trong khu vực ASEAN. Đồng thời tiệm cận với trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh ở một số lĩnh vực cũng như ngành nghề đào tạo.

Theo bà Nhàn, Việt Nam hiện có khoảng 55 triệu lao động/98 triệu dân nhưng chỉ có hơn 64% lao động qua đào tạo (trong đó chỉ có 24,5% lao động có bằng cấp, chứng chỉ). So sánh với số tuyển sinh GDNN cả nước (2,2 triệu người/năm) thì tỷ lệ này quá thấp. Trong khi đó, nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đòi hỏi yêu cầu về kỹ năng ngày càng cao. Từ thực tế đó, mục tiêu của chiến lược là phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.

Ông Đào Trọng Độ (Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN) đánh giá, Việt Nam không chỉ thấp ở tỷ lệ lao động qua đào tạo mà còn vênh nhau về cơ cấu nhân lực. Đây là một thách thức lớn trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Khảo sát tại Việt Nam, nếu có một người học ĐH trở lên thì có 0,35 người học CĐ; 0,65 người học TC và 4 người học sơ cấp. Trong khi ở các nước trong khu vực, cứ một người học ĐH sẽ có khoảng 3 người học CĐ và có đến 5 người TC. Với tỷ lệ này, thiếu lao động trực tiếp tham gia sản xuất sẽ còn diễn ra.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự vênh nhau về cơ cấu trình độ nhân lực, ông Đỗ Hữu Khoa (Giám đốc Công ty TNHH Saigon Academy) cho rằng nhìn nhận của xã hội về GDNN còn nhiều hạn chế. Thực tế phụ huynh không ai muốn con mình vào học TC-CĐ dù biết rõ năng lực của con ở đâu. Thêm nữa, việc tuyển sinh ĐH quá dễ so với trước đây khiến việc phân luồng học sinh sau trung học chưa đạt hiệu quả cao.

Cn chính sách đc thù cho Đông Nam b

Tại hội nghị triển khai chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 khu vực Đông Nam bộ do Tổng cục GDNN tổ chức tại TP.HCM mới đây, nhiều đại biểu đề xuất có những chính sách đặc thù cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ông Trần Thanh Hải (Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông) cho rằng vùng Đông Nam bộ tập trung nhiều khu chế xuất - khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nhu cầu đa dạng lao động thì cơ chế, chính sách riêng để phát triển GDNN, thu hút nguồn lực xã hội tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là cần thiết và cấp bách. Trong khi đó, ông Đào Trọng Độ cho hay, chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam còn rất thấp so với các nước. Hiện Việt Nam xếp thứ 70/100 quốc gia về chỉ số nguồn nhân lực. So với các nước trong khu vực tham gia xếp hạng, Việt Nam đứng sau Campuchia. Riêng về lao động chuyên môn cao, Việt Nam xếp thứ 81/100 quốc gia, so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam chỉ trên Indonesia và Campuchia.

Thu hút 40-50% học sinh học nghề sau trung học

Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về GDNN; Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong GDNN; Gắn kết chặt chẽ GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động; Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; Hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho GDNN; Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của GDNN; Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về GDNN. Chiến lược này cũng đề ra các chỉ tiêu như: Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống GDNN; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao..

Ở góc độ quản lý Nhà nước về GDNN, ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) nhìn nhận, việc đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, tạo điều kiện để chuyển đổi ngành nghề khi doanh nghiệp có nhu cầu là một trong những giải pháp kéo giảm thiếu hụt lao động. Theo ông Lâm, ở một số quốc gia trong khu vực, học viên trường nghề là người lao động chiếm con số không nhỏ, trong đó có cả lao động lớn tuổi. Bất kỳ người lao động nào có nhu cầu chuyển ngành nghề làm việc có thể đến trường nghề để học thêm kỹ năng cũng như chuyên môn. "Cần có những yêu cầu cụ thể đối với người lao động chuyển đổi ngành nghề, có thể là một khóa học ngắn tại các trường nghề, được công nhận bằng chứng chỉ. Từ nguồn này, doanh nghiệp có thể tuyển dụng vào làm việc ngay mà không phải mất nhiều thời gian, kinh phí để đào tạo lại", ông Lâm đề xuất.

Nhấn mạnh vị trí và vai trò của TP.HCM trong việc kết nối phát triển nguồn nhân lực cho vùng Đông Nam bộ, ông Lâm cho biết thời gian tới thành phố sẽ tăng cường phối hợp với các tỉnh trong khu vực đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đào tạo nhân lực phục vụ 4 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu và 9 nhóm ngành dịch vụ, thành phố sẽ tập trung phát triển lao động ngành logistics.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tận dụng công nghệ số thay đổi đào tạo nghề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO