Tăng cường an ninh mạng trong trạng thái bình thường mới

TH| 02/12/2020 21:20
Theo dõi ICTVietnam trên

Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, làm dấy lên những lo ngại về bảo mật thông tin cũng như các vấn đề an ninh mạng.

Tội phạm mạng đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với mọi công ty trên thế giới và là một trong những vấn đề lớn của nhân loại. Không có quốc gia nào cũng như ngành nào là không bị ảnh hưởng. Số lượng lớn các cuộc tấn công mạng và các sự kiện bảo mật được các trung tâm hoạt động an ninh xử lý hàng ngày tiếp tục tăng lên, khiến con người gần như không thể theo kịp.  Theo ước tính của Cybersecurance Ventures, tội phạm mạng sẽ khiến thế giới thiệt hại hơn 10.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2025, tăng từ 3.000 tỷ USD năm 2015.   

Khi các lệnh giãn cách xã hội được thực hiện trong đợt bùng phát đại dịch Covid-19, số lượng người truy cập các ứng dụng trực tuyến tăng đột biến. Đối với các doanh nghiệp (DN), nền tảng trực tuyến đã trở thành biện pháp thiết yếu để duy trì hoạt động và sống sót với thị trường ảm đạm và chuỗi cung ứng gián đoạn. 

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ thái độ lạc quan về một nền kinh tế số đang được định hình rõ nét trên góc độ toàn cầu, trong khi số khác lại tỏ ra e ngại về vấn đề bảo mật, an toàn thông tin cũng đang tăng cao cùng với tốc độ chuyển đổi số.

Tăng cường an ninh mạng trong trạng thái bình thường mới - Ảnh 1.

Chuyển đổi số không phải là việc dễ dàng với một số DN có phương thức làm việc truyền thống lâu năm, thiếu tính nhanh nhạy với công nghệ. Đây cũng là nhóm DN dễ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công mạng.

ITU đi đầu trong cuộc chiến chống tội phạm mạng

Đi đầu trong sứ mệnh này là Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU). Ví dụ, nền tảng tiêu chuẩn hóa của ITU đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đồng thuận quốc tế về các vấn đề liên quan đến an ninh mạng. ITU đang phát triển các tiêu chuẩn cho 5G, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán lượng tử và các công nghệ mới nổi khác cần thiết để hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hợp Quốc.

Khả năng tương tác, khả năng truy cập và bảo mật là những yêu cầu đặt ra từ giai đoạn thiết kế. Các tiêu chuẩn ITU cung cấp sự đảm bảo cần thiết trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng ngày càng leo thang phức tạp, và thực hiện điều đó bằng cách xây dựng lòng tin, sự tin cậy và bảo mật trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

15 năm trước, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội thông tin (WSIS), Liên hợp quốc đã giao cho ITU dẫn đầu nỗ lực xây dựng niềm tin và bảo mật trong việc sử dụng ICT. Kể từ đó, ITU đã không ngừng nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh này.

Không ai có thể an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn

Đại dịch Covid-19 đã dạy chúng ta rằng không ai được an toàn cho đến khi tất cả chúng ta đều an toàn. Tương tự, lỗ hổng bảo mật ở bất kỳ đâu cũng là mối đe dọa đối với an ninh. Và đó là lý do ITU ủng hộ mạnh mẽ việc nâng cao năng lực trong lĩnh vực an ninh mạng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Cho đến nay, ITU đã hỗ trợ hơn 30 quốc gia soạn thảo và thực hiện các chiến lược an ninh mạng quốc gia, đồng thời đánh giá mức độ sẵn sàng của hơn 80 quốc gia trong việc phát triển các đội ứng phó sự cố máy tính quốc gia. ITU cũng đã tổ chức hơn 30 cuộc diễn tập an ninh mạng (CyberDrill) với hơn 100 quốc gia. Ngoài ra, ITU còn đang tăng cường hợp tác quốc gia và quốc tế chống lại các cuộc tấn mạng.

Bảo vệ trẻ em trực tuyến (COP) là một sáng kiến toàn cầu do ITU khởi xướng và là một phần không thể thiếu trong Chương trình nghị sự an ninh mạng toàn cầu (GCA) của ITU. Do ngày càng có nhiều trẻ nhỏ lên mạng, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch, ITU đã phát hành Hướng dẫn mới về Bảo vệ trẻ em trên mạng vào tháng 6 vừa qua. Hướng dẫn nhằm mục đích nâng cao nhận thức về bảo vệ trẻ em trực tuyến, đồng thời cung cấp các nguồn lực và công cụ thực tế hỗ trợ trẻ em và gia đình phát triển kỹ năng số và kiến thức số, đồng thời hỗ trợ thêm cho các bên liên quan và ngành trong việc phát triển các chính sách và chiến lược bảo vệ trẻ em trực tuyến của DN và quốc gia.

An ninh mạng như một chất xúc tác

Thực tế, vẫn còn nhiều trẻ em và người dân trên khắp thế giới chưa được tiếp cận Internet -những người không có phương tiện, hoặc kỹ năng cần thiết để sử dụng đầy đủ các công nghệ và dịch vụ số mà đã được chứng minh rất cần thiết kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Mặc dù số liệu thống kê của ITU cho thấy gần 80% người dân ở Moldova đang sử dụng Internet, nhưng con số ở nhiều nơi khác xa so ở Moldova. An ninh mạng có thể là chất xúc tác cho tăng trưởng kinh tế và bao trùm kỹ thuật số vào thời điểm gần một nửa dân số thế giới vẫn đang ngoại tuyến.

ITU tin tưởng rằng đây là thời điểm quan trọng trong lịch sử để tăng cường sự hợp tác trong nước, khu vực và quốc tế, bao gồm cả khu vực công và tư nhân. Trong năm 2021, ITU sẽ tổ chức Hội nghị Phát triển Viễn thông thế giới 2021, một cơ hội để huy động cộng đồng toàn cầu về sức mạnh của chuyển đổi số và định hình lại chương trình kết nối để đạt được các SDG. 

Bài liên quan
  • Xu thế công nghệ trong An ninh mạng năm 2025
    Giám đốc công nghệ VSEC - Ông Phan Hoàng Giáp nhận định “Trong bức tranh của năm 2025, các xu thế như trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng bảo mật Cloud Native (Cloud Native Application Protection Platform - CNAPP) được dự báo sẽ chi phối ngành an ninh mạng”.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường an ninh mạng trong trạng thái bình thường mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO