Make in Viet Nam

Tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp công nghệ Việt phát triển

Diệp Nguyễn 09/12/2024 15:28

Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam không chỉ là đích đến, mà còn là động lực để các doanh nghiệp công nghệ số tiếp tục vươn xa, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, mang dấu ấn Việt Nam.

ap2.jpeg
Họp báo công bố, phát động Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2024.

Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là một trong các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm đã được Thủ tướng Chính phủ đề ra trong Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Giải thưởng nhằm tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu thực hiện tốt chủ trương “Make in Viet Nam”, đồng thời hỗ trợ xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ số số 1 tại Việt Nam, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng của Giải thưởng Make in Viet Nam. Đây không chỉ là một sân chơi uy tín để khẳng định năng lực công nghệ và chất lượng sản phẩm mà còn là động lực để đội ngũ không ngừng đổi mới, sáng tạo nhằm mang lại các giải pháp đột phá, phục vụ tốt nhất cho xã hội và cộng đồng.

Với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Giải thưởng Make in Viet Nam là biểu tượng của sự ghi nhận và vinh danh những nỗ lực phát triển sản phẩm "Make in Viet Nam", từ ý tưởng đến triển khai, hoàn toàn do người Việt Nam sáng tạo. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời thúc đẩy ngành công nghệ số Việt Nam phát triển mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia.

Giải thưởng không chỉ là đích đến, mà còn là động lực để Viettel Solutions cùng các doanh nghiệp công nghệ số khác tiếp tục vươn xa, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, mang dấu ấn Việt Nam.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại diện Viettel Solutions cho biết, các sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình với tính sáng tạo, chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của thị trường. Những sản phẩm này không chỉ giải quyết được các bài toán đặc thù của Việt Nam, như quản lý đô thị, y tế, giáo dục, mà còn có tiềm năng vươn ra thị trường quốc tế nhờ khả năng tùy biến linh hoạt và chi phí cạnh tranh.

So với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, sản phẩm công nghệ số Việt Nam, trong đó có những sản phẩm từ Viettel Solutions, có nhiều lợi thế.

Một là hiểu rõ nhu cầu địa phương. Các giải pháp được phát triển dựa trên thực tiễn trong nước, giúp sản phẩm dễ dàng đáp ứng được những yêu cầu đặc thù.

Hai là chi phí hợp lý. Giá thành sản phẩm thường thấp hơn so với các giải pháp nhập khẩu, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Ba là tốc độ triển khai nhanh chóng. Nhờ sự linh hoạt và năng lực đội ngũ kỹ sư trong nước, các sản phẩm có thể được phát triển và đưa vào ứng dụng trong thời gian ngắn.

Nhờ đó, các sản phẩm, dịch vụ Make in Việt Nam không chỉ đáp ứng chất lượng chuẩn quốc tế mà còn ngày càng có sức ảnh hưởng lớn tới các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và xã hội tại Việt Nam.

"Với sự hỗ trợ của chính sách chuyển đổi số quốc gia và năng lực của đội ngũ nhân sự công nghệ, sản phẩm "Make in Viet Nam" hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm cùng loại từ các nước phát triển", đại diện Viettel Solutions cho biết.

Trong 5 năm qua, các sản phẩm Make in Viet Nam của các doanh nghiệp Việt đã gặt hái được nhiều thành công ở thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Đại diện Viettel Solutions cũng đề xuất bổ sung thêm các hạng mục giải thưởng để ghi nhận các xu hướng công nghệ mới như cloud, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain. Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và đáp ứng yêu cầu của thời đại chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, để đưa các sản phẩm công nghệ số đạt giải tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, vươn cao hơn, đi xa hơn thì theo Viettel Solutions cần có thêm nhiều chính sách thúc đẩy quảng bá, nhằm hỗ trợ các đơn vị đoạt giải có những chương trình truyền thông sâu rộng hơn để các sản phẩm đạt giải được quảng bá rộng rãi, không chỉ trong nước mà còn hướng ra thị trường quốc tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • UNDP khuyến nghị các quốc gia khai thác AI nâng Chỉ số Phát triển con người
    Với chính sách phù hợp và sự tập trung vào con người, trí tuệ nhân tạo có thể trở thành cầu nối đến với tri thức, kỹ năng và ý tưởng mới, giúp trao quyền cho mọi người, từ người nông dân đến các chủ doanh nghiệp nhỏ.
  • Những phát minh sáng tạo của Phần Lan làm thay đổi thế giới
    Phần Lan có thể là một quốc gia nhỏ về mặt dân số nhưng những đóng góp của Phần Lan cho sự đổi mới toàn cầu thì không hề khiêm tốn.
  • Chương mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Kazakhstan về phát triển KHCN, ĐMST và CĐS
    Ngày 6/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Phát triển số, Đổi mới sáng tạo và Công nghiệp vũ trụ Kazakhstan Madiyev Zhaslan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
  • Google bị đe dọa nghiêm trọng khi Apple ra mắt công cụ tìm kiếm AI trên Safari
    Kế hoạch bổ sung tùy chọn tìm kiếm hỗ trợ AI vào trình duyệt Safari của Apple là đòn giáng mạnh vào Google, công ty kinh doanh quảng cáo sinh lợi phụ thuộc đáng kể vào khách hàng iPhone sử dụng công cụ tìm kiếm của mình.
  • Các giải pháp kỹ thuật phần mềm xanh
    Khi các hệ thống máy tính trở nên phổ biến, nhu cầu về các tài nguyên máy tính đòi hỏi năng lượng điện để chạy ngày càng tăng và góp phần đáng kể vào lượng khí thải carbon. Những lượng khí thải này liên quan đến việc sử dụng, phát triển và triển khai phần mềm trên các hệ thống máy tính. Kỹ thuật phần mềm xanh là con đường phía trước để hạn chế lượng khí thải nhà kính không kiểm soát được của ngành công nghệ.
  • Cách tìm hiểu nhà cung cấp AI có rủi ro bảo mật hay không
    Nếu nhà cung cấp AI thiếu các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản sẽ gây ra rủi ro.
  • Ra mắt Liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW ‏
    Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT khẳng định, nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ. Còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này.
  • Tima kỳ vọng sẽ bứt phá thị trường P2P sau Nghị định 94
    Sau 10 năm hoạt động, Tima đã kết nối 17 triệu hồ sơ, phục vụ 10 triệu người vay và 70.000 nhà đầu tư trên toàn hệ thống, trở thành nền tảng P2P Lending có quy mô và độ phủ lớn tại Việt Nam.
  • ScienceOne - Bước đột phá mới của AI
    Ngày 6/5/2025, Viện Tự động hóa thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) đã chính thức công bố nền tảng nghiên cứu tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mang tên ScienceOne, đánh dấu bước đột phá trong nỗ lực cách mạng hóa phương pháp nghiên cứu truyền thống thông qua tự động hóa AI.
  • Hơn 2.800 trang web phát tán mã độc nhắm vào người dùng macOS
    Một chiến dịch phát tán mã độc quy mô lớn đang nhắm mục tiêu vào người dùng hệ điều hành macOS thông qua hơn 2.800 trang web đã bị xâm nhập. Chiến dịch này sử dụng Atomic Stealer (AMOS) - một loại phần mềm độc hại tinh vi được thiết kế để đánh cắp dữ liệu nhạy cảm từ máy tính Apple.
Tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp công nghệ Việt phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO