Thái Lan công bố kế hoạch xây dựng TPTM hỗ trợ trung tâm công nghiệp

TH| 13/07/2022 16:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Mới đây, Thái Lan đã công bố kế hoạch xây dựng thành phố thông minh (TPTM) với mức đầu tư lên tới 37 tỷ USD tại một trung tâm công nghiệp gần Thủ đô Bangkok.

Các thành phố lớn trên khắp thế giới đang nỗ lực tự tái tạo những không gian sáng tạo hơn nhờ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Việc ứng dụng ICT không chỉ giúp cải thiện việc cung cấp dịch vụ mà còn chuyển đổi các thành phố thành các TPTM thực sự và là môi trường đô thị đáng sống và hiệu quả về tổ chức và quản lý.

Tại Đông Nam Á, không có gì ngạc nhiên khi Singapore hiện đang dẫn đầu về các sáng kiến TPTM. Quốc đảo sư tử này tiếp tục đầu tư và áp dụng các công nghệ mới để đảm bảo có thể đáp ứng nhu cầu của một TPTM hiện đại, bao gồm việc tăng cường triển khai 5G và xây dựng hệ sinh thái các dịch vụ toàn diện cho người dân.

Theo một báo cáo của Deloitte, 5G dự kiến sẽ mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội to lớn trong những năm tới, và đây là một lĩnh vực mà các thành phố cần quan tâm khám phá để trở nên "thông minh hơn".

Đối với một quốc gia như Thái Lan, việc phát triển TPTM đóng vai trò quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu quốc gia là xây dựng các TPTM để giảm bất bình đẳng và thúc đẩy tăng trưởng trên diện rộng. TPTM Bang Chang được xây dựng với mục tiêu như vậy với trọng tâm là lắp đặt và triển khai mạng 5G. Dự án thử nghiệm này là nền tảng cho quá trình chuyển đổi của Thái Lan từ một TPTM sang một quốc gia thông minh. Hiện chính phủ nước này cũng đang tìm cách mở rộng sáng kiến TPTM của mình và đưa nó lên cấp độ tiếp theo.

Theo thông tin từ Bloomberg, Thái Lan đang có kế hoạch xây dựng một TPTM với tổng mức đầu tư lên tới 37 tỷ USD tại một trung tâm công nghiệp gần Bangkok. Dự án này đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ các công ty quốc tế lớn trong các ngành công nghiệp ô tô, robot, chăm sóc sức khỏe và kho vận.

Cụ thể, ngày 11/7, một ủy ban do Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha chủ trì đã phê duyệt quy hoạch tổng thể cho phát triển thành phố ở huyện Hoài Yai của tỉnh Chonburi, cách Bangkok khoảng 160 km về phía đông nam. Theo các quan chức, thành phố chưa được đặt tên này có diện tích 2.340 ha đất với tổng vốn đầu tư 1,34 nghìn tỷ baht (37 tỷ USD) trong vòng 10 năm tới.

Kanit Sangsubhan, Tổng thư ký của Hành lang kinh tế phía Đông Thái Lan, chia sẻ dự án sẽ có 5 trung tâm kinh doanh mà các công ty có thể thuê làm khu thương mại. Chúng bao gồm một trung tâm đặt trụ sở khu vực của các công ty, một trung tâm tài chính và các trung tâm dành cho y học chính xác, nghiên cứu và phát triển toàn cầu cũng như các ngành công nghiệp mới nổi như năng lượng sạch và công nghệ 5G.

TPTM "đáng sống"

TPTM không phải là một khái niệm mới, nhưng nó ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố trên toàn thế giới. Nhiều nhà quy hoạch đã đề xuất công nghệ thông minh như một giải pháp để giải quyết các vấn đề khi nhiều ước tính cho thấy việc mở rộng dân số ở các khu vực đô thị sẽ chỉ tiếp tục gia tăng và dẫn đến nhiều thách thức liên quan đến môi trường hơn.

Dữ liệu lớn, AI và IoT là một trong những giải pháp dựa trên công nghệ mà các thành phố đang phát triển hoặc triển khai để giải quyết các vấn đề đô thị như giao thông và ô nhiễm không khí, cũng như hợp lý hóa các dịch vụ công và tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Theo ông Kanit Sangsubhan, tại Thái Lan, khu dân cư của thành phố mới sẽ có sức chứa lên tới 350.000 người vào năm 2032 và tạo ra 200.000 việc làm. Trong đó, hầu hết cư dân sẽ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, lĩnh vực được dự đoán sẽ thu hút các khoản đầu tư khoảng 2,2 nghìn tỷ baht trong 5 năm tới.

Kanit tuyên bố rằng sáng kiến này sẽ biến thành phố mới trở thành một trung tâm kinh doanh đa năng và đáng sống cho thế hệ tiếp theo. "Chúng tôi tạo ra dự án mới này để bù đắp nguồn thu nhập mà Thái Lan bị mất trong đại dịch", ông Kanit nói thêm.

Chính phủ cũng tuyên bố rằng thành phố mới và các trung tâm thương mại của nó sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan ước tính khoảng 2.000 tỷ baht trong 10 năm và giá trị tài sản của quốc gia này sau thời gian nhượng quyền 50 năm sẽ tăng gấp 5 lần.

Hành lang Kinh tế phía Đông, một dự án phát triển có mục tiêu bao gồm đô thị hóa, thúc đẩy các ngành công nghiệp phức tạp và xây dựng cơ sở hạ tầng, đã được chính phủ của Thủ tướng Prayuth ca ngợi là sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước, vốn đang có bước tiến chậm hơn với các nước láng giềng như Indonesia và Việt Nam./.

Bài liên quan
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
  • Malaysia gây “sốc” khi trao giấy phép mạng 5G thứ hai
    Câu chuyện 5G của Malaysia đã có một bước ngoặt bất ngờ khi cơ quan quản lý nước này trao giấy phép triển khai mạng 5G thứ hai cho nhà mạng nhỏ nhất của đất nước là U Mobile.
Đừng bỏ lỡ
Thái Lan công bố kế hoạch xây dựng TPTM hỗ trợ trung tâm công nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO