Thảm họa qua góc nhìn khác và những lưu ý để các nhà báo đưa tin hiệu quả về giảm thiểu rủi ro thiên tai
Theo một nghĩa nào đó, những tin tức buồn đau, tiêu cực, thảm họa đại diện cho chính định nghĩa của tin tức bởi tính bất thường, có sự ảnh hưởng lớn đối với công chúng.
Tóm tắt:
- Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc đưa tin về thảm họa thiên tai.
- Cấu trúc “5W và 1H” (Ai, Cái gì, Khi nào, Ở đâu, Tại sao, Như thế nào) giúp truyền tải thông tin hiệu quả và giảm thiểu
rủi ro.
- Báo chí không nên chỉ tập trung vào hậu quả mà cần điều tra nguyên nhân và cách xây dựng lại tốt hơn.
- Thách thức đạo đức: bảo vệ quyền riêng tư, tránh giật gân hóa và đảm bảo độ chính xác.
- Truyền thông giúp định hình nhận thức xã hội và thúc đẩy thay đổi chính sách.
- Nhà báo cần nhạy cảm với nỗi đau của nạn nhân, không gây thêm tổn hại.
- Cần tập trung vào các giải pháp tích cực, khả thi để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.
Những chủ đề này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Trong chu kỳ tin tức 24/7 ngày nay, việc đưa tin về khủng hoảng hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc định hình cách xã hội nhận thức và ứng phó với các cuộc khủng hoảng liên quan đến thảm họa thiên tai toàn cầu. Bài viết này nêu ra các khía cạnh thiết yếu của việc đưa tin về thảm họa thiên tai cùng những cân nhắc mà các nhà báo có thể tham khảo để đảm bảo phù hợp tính chất của câu chuyện.
Đưa tin về thảm họa thiên tai và những câu hỏi chính
Hầu hết các thảm họa đều có thể được bao gồm một cách hữu ích bằng cách sử dụng cấu trúc “5W và 1H” kinh điển, truyền thống: Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao và như thế nào? Bốn câu hỏi đầu tiên cung cấp thông tin thực tế. Hai câu hỏi cuối cùng liên quan đến yếu tố tại sao và như thế nào thường cung cấp những câu trả lời, câu chuyện đi kèm phong phú nhất, có tính chất riêng biệt. Chúng cũng sẽ hữu ích cho các câu chuyện liên quan đến việc đưa tin giảm thiểu rủi ro thiên tai DRR - Disaster Risk Reduction. Những câu hỏi quan trọng khác có thể bao gồm: “Điều đó có nghĩa là gì”?.
Có vẻ như hầu hết mọi người có liên quan từ các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đến nhân viên cứu trợ và các nhà báo đều đang nỗ lực để biến việc giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR - Disaster Risk Reduction) thành một vấn đề “nhẹ nhàng” cũng như bớt đi những cảm giác bất an, khó chịu cho công chúng tiếp nhận.
Có thể thấy rằng, khi thế giới đang vật lộn với rủi ro thiên tai ngày càng gia tăng, những cơn cuồng nộ ngày càng nhiều lên, các chuyên gia về cứu trợ giảm thiểu thiên tai đã có những chia sẻ kêu gọi giới truyền thông cùng họ kể lại mặt trái của câu chuyện thảm họa: tại sao một mối nguy hiểm lại trở thành thảm họa, chúng ta có thể làm gì để xây dựng lại tốt hơn, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tương lai? Bài học cần ghi nhớ là gì?
Truyền thông có thể giúp thiết lập chương trình nghị sự để thảo luận công khai, có tính ảnh hưởng cũng như ảnh hưởng việc ra các quyết định chính trị và thay đổi thái độ của công chúng đồng thời làm cho mọi việc có tiến triển tốt hơn việc đưa tin phù hợp.
Đối với những người sống sót, việc biết tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu và tránh xa những khu vực nào có thể thực sự tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu? Tránh xa những khu vực nào? Đây chính là những câu hỏi các nhà báo cần lưu tâm để khắc họa thêm trong các bản tin tạo thêm giá trị của câu chuyện và nâng cao chất lượng của việc đưa tin.
Không có phép tính nào xác định cách hiệu quả nhất để thể hiện nỗi kinh hoàng. Nhưng điều quan trọng hơn cần lưu ý là phải điều tra các quá trình tạo ra nó, chứ không chỉ là những hậu quả gây sốc.
Vì vậy, những câu hỏi ngầm đằng sau diễn biến quá trình tạo ra, dẫn đến kết cục trong các sự kiện đau thương là những câu hỏi cần có khác nên được cân nhắc tham khảo.
Thách thức về mặt đạo đức trong việc đưa tin về thảm họa thiên tai
Các tình huống khủng hoảng, câu chuyện đằng sau những thảm họa thiên tai thường gợi lên hình ảnh hỗn loạn và bi kịch, diễn ra nhanh chóng và khó lường. Các nhà báo đưa tin về những sự kiện này phải cân bằng giữa quyền được biết của công chúng với trách nhiệm đạo đức là đưa tin chính xác và tôn trọng.
Khi đưa tin, tường thuật các chủ đề về thảm họa tiên tai, ở góc nhìn đạo đức báo chí và người làm truyền thông, các chuyên gia thấy đáng lưu ý mấy điểm chính sau.
Đầu tiên, chính là những lo ngại về quyền riêng tư. Một trong những vấn đề đạo đức cấp bách nhất trong việc đưa tin về khủng hoảng là xâm phạm quyền riêng tư. Trong quá trình vội vã cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian, dòng chảy cuồn cuộn cấp bách của tin tức, các nhà báo có thể vô tình xâm phạm quyền riêng tư của những người bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Điều này, có khả năng làm trầm trọng thêm chấn thương, nhất là những sang chấn, nỗi đau tinh thần của các nạn nhân, người trong cuộc. Mặc dù công chúng cần hiểu được mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng, nhưng việc duy trì ranh giới đạo đức cũng quan trọng không kém.
Các nhà báo gạo cội, giảng viên từ trường báo chí trên thế giới ủng hộ việc giảm thiểu tác hại, một nguyên tắc đặc biệt có liên quan trong thời kỳ khủng hoảng. Ngoài ra, xu hướng giật gân hóa các sự kiện của phương tiện truyền thông đặt ra các câu hỏi về đạo đức. Sự giật gân có thể bóp méo thực tế của một tình huống, gây ra nỗi sợ hãi hoặc hoảng loạn và có khả năng làm trầm trọng thêm vấn đề vốn đã rất thương đau. Các nhà báo từng được dạy phải cố gắng mô tả chính xác tình hình, câu chuyện mà không cần phải cường điệu hoặc khai thác nỗi đau của những người liên quan, người trong cuộc.
Yếu tố thứ hai cần lưu ý liên quan đến độ chính xác và thông tin sai lệch. Các nền tảng truyền thông có ảnh hưởng đáng kể đến câu chuyện về những cuộc khủng hoảng, định hình cảm xúc của xã hội và cách phản ứng của chính phủ, các cơ quan chức năng. Do đó, các nhà báo phải đảm bảo rằng các câu chuyện, bản tin của họ dựa trên các sự kiện đã được xác minh và không có thành kiến cá nhân hoặc ảnh hưởng chính trị.
Tính chính xác là một thách thức thường gặp trong những bài tường thuật, bản tin liên quan đến khủng hoảng. Trong quá trình vội vã xuất bản, lên sóng, phát hành, các phóng viên không phải lúc nào cũng có cơ hội xác minh chéo thông tin, dẫn đến việc đưa ra, lan truyền thông tin sai lệch. Điều này đòi hỏi phải cam kết kiên định với sự thật và độ chính xác, ngay cả dưới áp lực của khung giờ phát sóng, phát hành.
Cần có góc nhìn với lòng trắc ẩn
Công việc đòi hỏi các nhà báo đôi khi phải dấn thân vào chuỗi sự kiện không mấy vui vẻ. Các nhà báo buộc phải đưa tin về các thảm họa thiên nhiên, xung đột và các sự kiện chấn thương khác. Từ các vụ xả súng hàng loạt đến những cơn bão cuồng phong, rồi cả những chủ đề động đất, sóng thần, các phóng viên thường được giao nhiệm vụ kể lại câu chuyện của những người dễ bị tổn thương. Điều quan trọng đối với các nhà báo là tránh gây thêm tổn hại cho những người đã trải qua chấn thương bằng cách áp dụng cách tiếp cận có hiểu biết, có lòng trắc ẩn về chấn thương.
Đạo đức trong việc tiếp cận với những người sống sót là một trong những vấn đề lớn trong việc đưa tin về thảm họa, đặc biệt là những câu chuyện sống sót hi hữu, khó tin.
Trong một số trường hợp, các nhà báo có thể thấy mình là người đầu tiên có mặt tại hiện trường, thậm chí trước khi các dịch vụ khẩn cấp đến. Mặc dù công việc chính của họ là đưa thông tin từ địa điểm đó ra thế giới rộng lớn hơn, nhưng họ có thể phải đối mặt với những người đau khổ có nhu cầu thực sự là chăm sóc y tế, sự an tâm, thức ăn, nước và nơi trú ẩn. Đây là một tình huống khó xử thực sự mà nhiều nhà báo được phân công đưa tin về thảm họa phải đối mặt.
Nhạy cảm với chấn thương và nỗi đau của những người sống sót, không gây áp lực buộc mọi người phải trả lời phỏng vấn, đặc biệt là những người bị thương hoặc đau khổ cần được lưu ý.
Tôn trọng không gian của những người bị ảnh hưởng không có gì lạ khi họ chào đón các phóng viên lúc đầu nhưng lại từ chối họ sau đó vì những vấn đề được nhận thấy trong phạm vi đưa tin.
Hãy lắng nghe bằng sự cảm thông với người được phỏng vấn, nhân vật trong câu chuyện và tôn trọng lời khuyên của họ về tác động của nội dung đưa tin của bạn là bài học cần được ghi nhớ.
Mấu chốt của câu chuyện cần gắn với những giải đáp. Đó có thể là trình bày những câu chuyện thành công và các phương pháp tiếp cận mới nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với những câu chuyện thảm họa tương tự và cách để bảo vệ sự an toàn trong những trường hợp bất khả kháng.Việc nêu bật các giải pháp có thể truyền cảm hứng cho hành động tích cực và khuyến khích ý thức trách nhiệm và trao quyền cho công chúng.Thay vì chỉ nêu bật các vấn đề, câu chuyện thương tâm, buồn bã, cần tập trung vào các giải pháp khả thi, truyền cảm hứng cho cộng đồng, các nhà hoạch định chính sách và cũng như toàn xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Adjusters International: Social Media and disaster risk reduction: https://www.adjustersinternational.com/ newsroom/the-importance-ofsocial-media-before-during-
and-after-a-disaster
2. Chan E. and Shaw R. (2020): Public health and disasters: health emergency and disaster risk management in Asia, Springer, 343 pages.
3. Houston JB, Schraedley MK, Worley ME, Reed K, Saidi J.
Disaster journalism: fostering citizen and community disaster
mitigation, preparedness, response, recovery, and resilience across the disaster cycle. (2019) Disasters. Jul;43(3):591-611. doi: 10.1111/disa.12352. Epub 2019 Apr 16. PMID: 30990926.
4. UNFCC (2023), Adaptation and Resilience, The Big Picture, United Nations Climate Change
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 11 tháng 11/2024)