Doanh nghiệp số

Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT

PV 22:02 04/05/2024

Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

“Khát” nhân lực ngành CNTT

Theo báo cáo từ TopDev, lực lượng lao động ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay chỉ vào khoảng 530.000 lập trình viên, chiếm số đông là thế hệ Gen Z (1997 - 2012) và thế hệ Millennials (1981 - 1996). Đây là những thế hệ có nhu cầu cao hơn về lối sống lành mạnh, họ mong muốn được biết nhiều thông tin hơn về công ty, về sản phẩm, dịch vụ và muốn tham gia đóng góp tích cực vào quá trình kinh doanh của công ty, nâng cao giá trị của mình vào tổ chức và xã hội.

Số lượng doanh nghiệp (DN) công nghệ số đăng ký hoạt động kinh doanh tại Việt Nam ước tính khoảng 71.000. Sự xuất hiện ồ ạt này tạo ra làn sóng nhu cầu tuyển dụng nhân lực CNTT lớn hơn. Các chuyên gia dự báo năm 2024, Việt Nam thiếu hụt khoảng 150.000 - 200.000 kỹ sư CNTT/năm, nguồn nhân lực hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu nhân sự đến từ các tập đoàn, tổ chức lớn, bên cạnh những yêu cầu cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng mềm còn cần đến thái độ làm việc cùng các vấn đề liên quan khác. Đây đều là những điều mà sinh viên khối ngành công nghệ kỹ thuật Việt Nam đang thiếu. Hơn nữa, sinh viên sau tốt nghiệp đại học (ĐH) chưa đáp ứng đủ yêu cầu của DN, có chăng nữa, DN sẽ phải đào tạo cho lứa sinh viên ấy nếu chấp nhận tuyển dụng họ.

Điều này khiến DN tiêu tốn thời gian, chi phí và nhân lực đào tạo; ở phía sinh viên, lại mất thêm một khoảng nữa để học, để trau dồi, cơ hội nhận lương cao từ những ngày đầu ra trường cũng tụt giảm.

Nhận thấy muôn vàn rào cản, Viện ABS ĐH Thành Đô ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT cho các tập đoàn và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu học đi đôi với hành, đảm bảo đầu ra, 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

thieu-hut-nhan-su-cao-nganh-cntt.jpg
Viện Quản trị và Công nghệ ABS ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT cho các tập đoàn và DN.

Cung cấp đầy đủ các kỹ năng mềm và kiến thức thực hành ngay từ năm 1

Theo chương trình đào tạo ĐH truyền thống, các em sẽ phải học ít nhất là 4 năm với chuyên ngành CNTT để lấy bằng kỹ sư. Tuy nhiên, với chương trình đảo ngược của Viện ABS, sinh viên sẽ được học tập trung chuyên ngành ngay từ năm nhất, giờ thực hành chiếm phần lớn thời gian đầu, cộng thêm học các môn kỹ năng mềm, được trang bị đủ kiến thức và tâm lý để chuẩn bị cho giai đoạn đi thực tập tại DN sau năm 2. Đến giai đoạn đào tạo chuyên sâu tại DN, sinh viên sẽ quay trở lại học song song các môn đại cương.

Ngoài ra, chưa một trường ĐH hay chương trình đào tạo cử nhân nào cam kết bằng văn bản việc 100% sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên với ABS, nhờ sự đồng hành hợp tác chiến lược với các đơn vị CNTT uy tín để tạo ra hệ sinh thái đào tạo - tuyển dụng kỹ sư CNTT thực chiến, 100% sinh viên có việc làm ngay sau khi ra trường. Đây là bước tiến vượt bậc trong việc đào tạo hệ ĐH chính quy và cũng là từng đầu trong việc thay đổi hoàn toàn thói quen tuyển dụng truyền thống của thị trường lao động.

Trong năm học 2024 -2025, Viện ABS chỉ tuyển sinh 180 chỉ tiêu. Với phương châm chất lượng hơn số lượng, việc không nhận ồ ạt sinh viên sẽ bảo đảm chất lượng đào tạo, thầy cô và nhà trường có thể theo dõi và chăm sóc đặc biệt cho từng sinh viên, không có tình trạng quá tải trong quy trình giáo dục.

ABS hiện đang mở cổng xét tuyển sớm, chính sách học bổng lên tới 90% cho những học sinh tiềm năng, có niềm yêu thích đặc biệt với ngành CNTT. Với mức học phí trung bình từ 5 triệu đồng/tháng đi kèm nhiều quyền lợi trong thời gian đào tạo, đây là một chương trình thu hút rất nhiều học sinh, sinh viên quyết tâm học tập để có một tương lai rộng mở./.

Bài liên quan
  • CMC hợp tác cùng tập đoàn KCG đào tạo nhân lực CNTT
    Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC) và tập đoàn Máy tính Kyoto (KCG) đã ký kết và trao đổi bản thỏa thuận hợp tác (MOA) trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các Bộ trưởng tại Diễn đàn Kinh tế Việt - Nhật được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 16/12.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO