Thi kỹ năng nghề trực tuyến: Nền tảng chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp, hội nhập quốc tế

Hải Nguyên| 13/12/2021 14:47
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng, việc tổ chức thi kỹ năng nghề trực tuyến có thể là một việc để chúng ta chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, hướng tới nguồn nhân lực số, lao động số.

Nói về Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2021, ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay Bộ LĐ-TB&XH đã giao tổ chức kỳ thi với tinh thần ứng dụng tối đa tiến bộ khoa học công nghệ mới, tiên tiến và thực hiện chuyển đổi số trong các khâu nhằm mục tiêu kép thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch Covid-19, đồng thời tạo cơ hội và tiên phong thích ứng với thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc thúc đẩy nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam và phát triển giáo dục nghề nghiệp.

Ông Trường cho rằng, kỳ thi năm nay thực sự là một kỳ thi chưa từng có tiền lệ với sự ứng dụng của công nghệ và công nghệ cao.

“Với chủ trương đề thi của mỗi nghề phải tiếp cận với trình độ, tiêu chuẩn của kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN, thế giới, kỳ thi này sẽ là bàn đạp thúc đẩy quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế”, ông Trường nói.

Đặc biệt, có nhiều nghề mới lần đầu tiên tổ chức Việt Nam là những nghề mới lần đầu tiên tổ chức tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới như Công nghiệp 4.0, Điện toán đám mây; Phát triển ứng dụng di động; có nghề chưa từng tổ chức thi tại ASEAN và thế giới mà xuất phát từ nhu cầu lao động lớn trong nước như Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò; Kỹ thuật xây dựng mỏ hầm lò và Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò.

Thi kỹ năng nghề trực tuyến: Nền tảng chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp, hội nhập quốc tế - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Theo ông Trường, việc tổ chức thi Kỹ năng nghề theo hình thức trực tuyến (online) là một bước đột phá của Kỹ năng nghề Việt Nam, một cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cũng như đánh giá kỹ năng nghề, thi tay nghề của Việt Nam theo hướng chuyển đổi mà các kỳ kỹ năng nghề quốc tế và nhiều công ty toàn cầu đang hướng tới. Đồng thời tạo cơ hội cho các chuyên gia và thí sinh thử sức với một hình thức thi mới trong bối cảnh dịch bệnh không cho phép tập trung đông người và hạn chế đi lại cũng như duy trì một sân chơi kỹ năng nghề cho chuyên gia và người lao động cả nước.

Cụ thể, các nghề thi theo hình thức trực tuyến (online) sẽ ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, công nghệ số, điện toán đám mây, dự liệu lớn (big data) hoặc ứng dụng công nghệ mới khác đảm bảo sự kết nối và an toàn, an ninh dữ liệu thông qua kết nối máy tính với mạng internet dưới sự điều khiển của máy tính và ứng dụng các khoa học công nghệ số khác. Như vậy, các thí sinh dự thi có thể làm bài tại nhiều điểm khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được sự đồng bộ về mặt trang thiết bị và cấu hình máy tham gia;...

“Lần đầu tiên siêu máy tính được sử dụng tại một kỳ thi kỹ năng nghề với tốc độ xử lý rất cao, bộ chip đời mới nhất, dung lượng, đường truyền lớn, nhanh để thí sinh có thể làm bài với một khoảng thời gian rất lớn, thậm chí có những bài thi kéo dài tới 18 tiếng. Đặc biệt, quá trình thi, giám sát, đánh giá, chấm điểm sẽ được xử lý bởi công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn… những giải pháp này chỉ có siêu máy tính mới đảm bảo được”, ông Trường cho biết.

Thí sinh tham dự thi trực tuyến phải đăng nhập vào hệ thống Website quản lý thí sinh dự thi và hoàn tất các thủ tục đăng ký thi trực tuyến trước ngày làm quen thiết bị và đăng nhập vào phòng thi trực tuyến ít nhất là 30 phút trước mỗi buổi thi. Mỗi thí sinh có 1 tài khoản riêng, đăng nhập hệ thống nhận bằng dạng khuôn mặt để thực hiện thi trên máy tính. Thí sinh được làm bài trực tiếp trên máy tính của mình và máy này được kết nối với máy chủ và được giám sát màn hình thông qua hệ thống giám sát của ban tổ chức, Hội đồng thi và chuyên gia giám khảo. Trong quá trình thi thí sinh và giám khảo tương tác qua phòng họp trực tuyến.

Ông Trường cho rằng, kỳ thi là điểm nhấn quan trọng tạo cú huých trong thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia theo quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo đó thực hiện mục tiêu đến 2030 là Chính phủ số, xã hội số, doanh nghiệp số, công dân số….

“Đây cũng có thể là một việc để chúng ta chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, hướng tới nhân lực số, lao động số”, ông Trường nói.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Kỳ thi Kỹ năng nghề Quốc gia lần thứ 12, PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, qua cuộc thi này, Tổng cục và ban tổ chức có thể khẳng định với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Chính phủ về sự làm chủ công nghệ và chuyển đổi số, sẵn sàng tổ chức các kỳ thi ngang tầm khu vực và thế giới.

Những thành công của cuộc thi đã minh chứng cho nỗ lực chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, là tiền đề cho sự nắm bắt và làm chủ công nghệ, bắt kịp tiến trình hội nhập và sẵn sàng đương đầu với những biến động mới của thị trường lao động thế giới. Thi trực tuyến là đột phá của kỹ năng nghề Việt Nam, một cuộc chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề, thi tay nghề của Việt Nam theo hướng chuyển đổi mà các kỳ kỹ năng nghề quốc tế và nhiều công ty toàn cầu đang hướng tới.

“Kỳ thi tạo cú huých trong thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, đối với nền kinh tế vẫn sử dụng nhiều lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng nghề của người lao động còn nhiều hạn chế như hiện nay thì việc chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số là cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế”, bà Hương nói.

Kết thúc Kỳ thi Kỹ năng nghề quốc gia năm 2021, Ban tổ chức đã lựa chọn được 16 giải Nhất, 11 giải Nhì, 16 giải Ba và 16 giải Khuyến khích trong tổng số kết quả thi của 109 thí sinh thuộc 11 nhóm nghề. Theo đánh gía chung, các thí sinh đều có kỹ năng về công nghệ rất tốt, thích ứng nhanh với thể thức của cuộc thi và chất lượng chuyên môn trong các bài thi khá đồng đều.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • ĐMST mở xã hội mang lại cho 90% doanh nghiệp cơ hội tạo giá trị kinh doanh bền vững
    Theo bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, hơn 90% các doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở xã hội mang lại cho doanh nghiệp cơ hội tạo ra giá trị kinh doanh bền vững, tác động tích cực đến xã hội và môi trường.
  • ‏FPT đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc‏
    ‏Mới đây, FPT vừa ký kết thỏa thuận hợp tác ba năm với OutSystems, chính thức trở thành đối tác phân phối và triển khai tại thị trường Hàn Quốc, đảm bảo thời gian ra mắt phần mềm của khách hàng được rút ngắn và tối ưu chi phí.
  • Người giữ bình yên nơi vùng cao
    Huyện Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có tỷ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) cao nhất tỉnh, chiếm 56,92%, với địa hình rừng núi, giao thông đi lại khó khăn, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa đa dạng chính vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các bản làng luôn là nhiệm vụ được các cấp ủy Đảng quan tâm. Do đó, đội ngũ già làng, trưởng bản, người uy tín luôn là đội ngũ nòng cốt góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng.
  • Tuyên Quang: Kiên trì phương châm “mưa dầm thấm lâu” để nâng cao kiến thức pháp luật cho đồng bào vùng DTTS&MN
    Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, góp phần giúp các kiến thức pháp luật về mọi mặt của đời sống ngày một đến gần hơn với người dân (đặc biệt là vùng đồng bào DTTS&MN).
Đừng bỏ lỡ
Thi kỹ năng nghề trực tuyến: Nền tảng chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp, hội nhập quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO